Máy bay của ngài lượn ra khỏi bầu trời đầy mây để đáp xuống Phi Trường Hỗn Hợp Andrews, một địa điểm ấn tượng vẫn được biết dưới tên Căn Cứ Không Lực Andrews nhiều hơn và là bản doanh của đoàn máy bay của Tổng Thống. Lúc Đức Giáo Hoàng bước khỏi máy bay, ngài được nghinh đón bởi Tổng Thống Obama, Phó T63ng Thống Joseph R. Biden Jr. và các bà vợ của họ, Michelle Obama và Jill Biden.
Việc Đức Giáo Hoàng tới đây là để bắt đầu chuyến viếng thăm 6 ngày sẽ đưa ngài từ đây tới New York và Philadelphia những nơi ngài sẽ cử hành các Thánh Lễ trước những đám đông vĩ đại, sẽ chủ tọa nghi lễ phong thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ, sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội và gây không ít căng thẳng trong sứ điệp của ngài. Nhiều chủ đề của ngài trùng hợp với các chủ đề của Ông Obama, nhưng chúng cũng sẽ khác biệt một cách có ý nghĩa sẽ làm chuyến đi thêm ý nhị.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở thành vị giáo hoàng thứ ba thăm viếng Washington và do đó, cả thủ đu nhộn nhịp đón tiếp ngài. Một vòng đai an ninh rộng lớn đã được thiết lập suốt từ Đồi Capitol tới Tòa Bạch Ốc và Tòa Khâm Sứ, nơi ngài cư ngụ, gồm việc đóng nhiều đường và hạn chế người đi bộ. Hàng ngàn cư dân và du khách ra khỏi thành phố sẵn sàng tụ về những địa điểm ngài dự trù dừng lại và các chính khách thuộc mọi mầu sắc đều đang "nhận vơ" thế giá của ngài cho các nghị trình của mình.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới đây từ Cuba nơi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm 4 ngày vào sáng Thứ Ba ngay tại trung tâm tôn giáo và cách mạng của nước này, sau khi viếng đền vị Quan Thầy của cả nước tại El Cobre và ngỏ lời cuối cùng với nhân dân Cuba từ thành phố Santiago de Cuba.
Ngài cử hành Thánh Lễ tại một nhà thờ gần vùng núi Sierra Maestra nơi có đền thờ Nữ Trinh Bác Ái xây trong thế kỷ 19. Đền thờ này giữ bức tượng được người Công Giáo của xứ sở hết sức sùng kính: đó là một bức tượng Đức Nữ Trinh Maria nhỏ bằng gỗ được các ngư phủ tìm thấy cách nay hơn 400 năm.
Sau đó, ngài đưa ra lời ca ngợi gia đình trong bài giảng cuối cùng của ngài tại Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Mẹ Lên Trời ở Santiago de Cuba, ví các bài học Chúa dạy với các bài học trong gia đình. "Không có gia đình, không có hơi ấm của gia đình, đời trở thành trống rỗng, làm yếu đi các mạng lưới vốn nâng đỡ ta trong nghịch cảnh, nuôi dưỡng ta trong cuộc sống hàng ngày và động viên ta xây dựng một tương lai tốt hơn" ngài nói thế với những người hiện diện.
Hàng trăm khách đã được Tòa Khâm Sứ mời tới nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại Sân Bay Andrews. Họ đứng chờ ngài trên một khán đài bằng kim loại. Khoảng hơn 10 nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng đã được mời tham gia với Tổng Thống Obama, Ông Biden và các bà vợ của họ trên sân bay, trong khi hàng quân danh dự đứng nghiêm chỉnh và một ban nhạc học đường trình diễn. Ông Obama mang theo các con gái Malia và Sasha, và mẹ vợ, Marian Robinson, trong khi Ông Biden mang theo hai đứa cháu, Maisy và Finnegan.
Không dự tính có bài diễn văn nào khi Đức Giáo Hoàng tới đây nhưng Vatican chọn 4 trẻ em thuộc lớp 1, lớp 3 và lớp 7 từ nhiều trường Công Giáo khác nhau thuộc vùng Washington để nghinh đón ngài, một em mang bó hoa. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã đi riêng về Tòa Khâm Sứ nghỉ đêm.
Việc Đức Giáo Hoàng tới đây là để bắt đầu chuyến viếng thăm 6 ngày sẽ đưa ngài từ đây tới New York và Philadelphia những nơi ngài sẽ cử hành các Thánh Lễ trước những đám đông vĩ đại, sẽ chủ tọa nghi lễ phong thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ, sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội và gây không ít căng thẳng trong sứ điệp của ngài. Nhiều chủ đề của ngài trùng hợp với các chủ đề của Ông Obama, nhưng chúng cũng sẽ khác biệt một cách có ý nghĩa sẽ làm chuyến đi thêm ý nhị.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở thành vị giáo hoàng thứ ba thăm viếng Washington và do đó, cả thủ đu nhộn nhịp đón tiếp ngài. Một vòng đai an ninh rộng lớn đã được thiết lập suốt từ Đồi Capitol tới Tòa Bạch Ốc và Tòa Khâm Sứ, nơi ngài cư ngụ, gồm việc đóng nhiều đường và hạn chế người đi bộ. Hàng ngàn cư dân và du khách ra khỏi thành phố sẵn sàng tụ về những địa điểm ngài dự trù dừng lại và các chính khách thuộc mọi mầu sắc đều đang "nhận vơ" thế giá của ngài cho các nghị trình của mình.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới đây từ Cuba nơi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm 4 ngày vào sáng Thứ Ba ngay tại trung tâm tôn giáo và cách mạng của nước này, sau khi viếng đền vị Quan Thầy của cả nước tại El Cobre và ngỏ lời cuối cùng với nhân dân Cuba từ thành phố Santiago de Cuba.
Ngài cử hành Thánh Lễ tại một nhà thờ gần vùng núi Sierra Maestra nơi có đền thờ Nữ Trinh Bác Ái xây trong thế kỷ 19. Đền thờ này giữ bức tượng được người Công Giáo của xứ sở hết sức sùng kính: đó là một bức tượng Đức Nữ Trinh Maria nhỏ bằng gỗ được các ngư phủ tìm thấy cách nay hơn 400 năm.
Sau đó, ngài đưa ra lời ca ngợi gia đình trong bài giảng cuối cùng của ngài tại Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Mẹ Lên Trời ở Santiago de Cuba, ví các bài học Chúa dạy với các bài học trong gia đình. "Không có gia đình, không có hơi ấm của gia đình, đời trở thành trống rỗng, làm yếu đi các mạng lưới vốn nâng đỡ ta trong nghịch cảnh, nuôi dưỡng ta trong cuộc sống hàng ngày và động viên ta xây dựng một tương lai tốt hơn" ngài nói thế với những người hiện diện.
Hàng trăm khách đã được Tòa Khâm Sứ mời tới nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại Sân Bay Andrews. Họ đứng chờ ngài trên một khán đài bằng kim loại. Khoảng hơn 10 nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng đã được mời tham gia với Tổng Thống Obama, Ông Biden và các bà vợ của họ trên sân bay, trong khi hàng quân danh dự đứng nghiêm chỉnh và một ban nhạc học đường trình diễn. Ông Obama mang theo các con gái Malia và Sasha, và mẹ vợ, Marian Robinson, trong khi Ông Biden mang theo hai đứa cháu, Maisy và Finnegan.
Không dự tính có bài diễn văn nào khi Đức Giáo Hoàng tới đây nhưng Vatican chọn 4 trẻ em thuộc lớp 1, lớp 3 và lớp 7 từ nhiều trường Công Giáo khác nhau thuộc vùng Washington để nghinh đón ngài, một em mang bó hoa. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã đi riêng về Tòa Khâm Sứ nghỉ đêm.
Việc Tổng Thống đích thân nghinh đón là dấu chỉ sự kính trọng. Các tổng thống ít khi nghinh đón các khách ngoại quốc tại Phi Trường Andrews, thay vào đó, chờ họ tới Tòa Bạch Ốc. Lần duy nhất Ông Obama tới Phi Trường này để nghinh đón một nguyên thủ quốc gia là năm ngoái khi ông đón Tổng Thống François Hollande của France tới thăm, chỉ bởi vì ngay sau đó, hai vị tổng thống cùng lên Không Lực Một để tới Charlottesville, Va.
Nhưng Tổng Thống Bush cũng đã có ngoại lệ vào năm 2008 khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tới thăm. Bởi thế Ông Obama đã theo gương. Ông BIden, phó tổng thống Công Giáo đầu tiên của đất nước, rất mong được diện kiến với Đức Giáo Hoàng.
Tòa Bạch Ốc tìm cách nhấn mạnh các tương đồng giữa Tổng Thống và Đức Giáo Hoàng, trong khi lờ đi các lãnh vực bất đồng.Ông Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng: "Cả Tổng Thống Obama lẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong suốt nghiệp vụ của các vị, đã chứng tỏ dấn thân cho các giá trị liên quan tới công lý xã hội và kinh tế".
Hôm Thứ Ba, một số dân biểu Dân Chủ công bố ba cuốn video ngắn khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng đề cập tới di dân, thay đổi khí hậu và nghèo đói trong bài diễn văn trước Quốc Hội của ngài. Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders của Vermont, đang vận động ra tranh cử tổng thống cho Đảng Dân Chủ, tham gia với các công nhân khế ước và lương thấp làm việc tại Đồi Capitol và nhiều tòa nhà liên bang đang đình công để đòi lương cao hơn và được quyền tham gia công đoàn.
Ở phía bên kia cuộc chiến ý thức hệ, những người chống phá thai hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng của họ trong việc áp đặt các giới hạn mới lên thủ tục phá thai và hủy bỏ việc tài trợ cho "công ty" phá thai Planned Parenthood. Chỉ mấy giờ trướ ckhi ngài tới, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã cố gắng nhưng thất bại trong cuộc vận động ngăn cấm việc phá thai sau 20 tuần thai nghén.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô cũng có thể đưa ra các điểm thách thức cả hai đảng, nhất là nếu ngài lặp lại các nhận xét chống lại điều ngài coi là quá lạm của việc hoàn cầu hóa và của chủ nghĩa tư bản. Và ngài cũng có thể làm cà Tòa Bạch Ốc lẫn Quốc Hội khó chịu nếu ngài thúc giục họ phải làm nhiều hơn để giúp người tỵ nạn Syria đang tràn vào Âu Châu; Ông Obama đã ra lệnh nhận thêm 10,000 người Syria vào năm tới, nhưng điều này chỉ là một bách phân nhỏ so với những gì các nhóm nhân quyền đã khuyến cáo.
Theo chương trình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dự nghi lễ chào mừng long trọng tại Vuờn Phía Nam của Bạch Ốc vào sáng Thứ Tư, với 21 phát súng chào, ban nhạc Thủy Quân Lục Chiến cử quốc ca Tòa Thánh và khoảng 15,000 người tụ tập ở đó và tại khu Ellipse gần đó. Sau đó, Ông Obama và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hội kiến riêng với nhau trong khoảng 45 phút tại Phòng Bầu Dục trong khi Ông Biden và Ngoại Trưởng John Kerry, đều là người Công Giáo, sẽ gặp gỡ riêng với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Sau khi rời Bạch Ốc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dẫn đoàn hộ tống của ngài quanh khu Ellipse và chủ tọa buổi cầu nguyện tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Mátthêu. Sau đó vào buổi chiều, ngài dự tính sẽ cử hành Thánh Lễ cho khoảng 30,000 người, trong đó có Phó Tổng Thống Biden, tại Vương Cung Thánh Đường Đền Thánh Quốc Gia Vô Nhiễm Thai.
Trong Thánh Lễ này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phong hiển thánh cho á thánh Junipero Serra, tu sĩ Dòng Phanxicô người Tây Ban Nha, nổi tiếng trong việc khai mở 9 vùng truyền giáo của người Tây Ban Nha tại California trong thập niên 1700. Đây là cuộc phong hiển thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ. Đối với Giáo Hội, á thánh Serra được coi là vị anh hùng đã truyền bá Tin Mừng cho Tân Thế Giới. Nhưng nhiều nhóm Thổ Dân Hoa Kỳ lên án ngài đã đối xử khắc nghiệt với dân bản địa.
Trọng điểm chuyến viếng thăm Washington sẽ là bài diễn văn của ngài trước phiên họp lưỡng viện Quốc Hội vào sáng Thứ Năm theo lời mời của chủ tịch Hạ Viện John A. Boehner, một dân biểu Cộng Hòa theo Công Giáo của Ohio, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Yêu cầu có vé hiếm hoi lên cao đến nỗi các viên chức quốc hội phải áp đặt các giới hạn bất thường lên nhiều người vốn có quyền lui tới Quốc Hội.
Văn phòng Ông Boehner phát hành 50,000 vé cho các thượng nghị sĩ và dân biểu để họ phân phối cho các cử tri được mời tới Vườn Phía Tây của Đồi Capitol nơi họ được xem bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng trên các màn ảnh khổng lồ và có thể được thoáng thấy ngài vẫy tay từ ban công của chủ tịch.
Bằng việc dừng chân ở Cuba trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ được nhiều người mong chờ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn cho người ta thấy vai trò của ngài trong việc làm môi giới cho việc nối lại bang giao giữa Havana và Washington. Đức Giáo Hoàng sử dụng sức mạnh nổi bật của ngài để cổ vũ cho thế đứng của Giáo Hội tại Cuba, nơi Giáo Hội bị chính phủ đẩy qua bên lề đã quá lâu.
Nhiều người mong ước ngài sẽ nêu vấn đề nhân quyền và tự do chính trị với những người đón tiếp ngài, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tỏ ra hết sức thận trọng. Ngài không gặp các nhà bất đồng hay trực tiếp thách thức Chủ Tịch Raúl Castro hoặc anh ông là Fidel, dù ngài có đưa ra một số nhận định được các nhà phân tích giải thích là phê phán khéo léo chiều hướng ý thức hệ của chính phủ. Đức Giáo Hoàng cũng không nói gì tới việc Hoa Kỳ cấm vận buôn bán với Cuba.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng cách “rõ ràng, khôn khéo và hạn chế” và vai trò của ngài vốn không phải là khiêu khích trong các vấn đề chính trị nội bộ.
Cha nói với các ký giả trong cuộc họp báo vào hôm Thứ Hai rằng: “Đức Giáo Hoàng muốn thực hiện một đóng góp, nhưng trách nhiệm hệ ở các nhà lãnh đạo các quốc gia. Ngài không muốn đi quá vai trò của ngài. Ngài chỉ muốn đóng góp bằng các gợi ý, cổ vũ đối thoại, công lý và ích chung của người dân.”
Tuy vậy, trong Thánh Lễ sáng Thứ Ba, có sự hiện diện của Chủ Tịch Castro, Đức Giáo Hoàng, một lần nữa, đã thúc giục người Cuba hãy cổ vũ việc phục vụ hơn là các ý thức hệ, một chủ đề được coi như lời nhận định về chính phủ Cộng Sản, một chính phủ đã cai trị xứ sở này hơn 50 năm qua.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Cuộc cách mạng của chúng ta diễn ra qua tình âu yếm, qua niềm vui luôn trở thành sự gần gũi và cảm thương, dẫn chúng ta tới chỗ can dự vào và phục vụ cuộc sống người khác”
Một số nhà phân tích cho hay: các nhận định hạn chế của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lợi cho các nhà lãnh đạo Cuba và chính phủ Obama. Họ coi chuyến viếng thăm này thành công vì nó giúp đôi bên tiếp tục tiến về phía bình thường hóa các mối liên hệ.
Carlos Alzugaray Treto, nhà cựu ngoại giao của Cuba và rất gần gũi với anh em Castro, cho rằng “Đây là tình huống cùng thắng lợi cho cả ba người. Họ đều muốn cùng một sự việc”.
Nhưng Tổng Thống Bush cũng đã có ngoại lệ vào năm 2008 khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tới thăm. Bởi thế Ông Obama đã theo gương. Ông BIden, phó tổng thống Công Giáo đầu tiên của đất nước, rất mong được diện kiến với Đức Giáo Hoàng.
Tòa Bạch Ốc tìm cách nhấn mạnh các tương đồng giữa Tổng Thống và Đức Giáo Hoàng, trong khi lờ đi các lãnh vực bất đồng.Ông Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng: "Cả Tổng Thống Obama lẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong suốt nghiệp vụ của các vị, đã chứng tỏ dấn thân cho các giá trị liên quan tới công lý xã hội và kinh tế".
Hôm Thứ Ba, một số dân biểu Dân Chủ công bố ba cuốn video ngắn khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng đề cập tới di dân, thay đổi khí hậu và nghèo đói trong bài diễn văn trước Quốc Hội của ngài. Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders của Vermont, đang vận động ra tranh cử tổng thống cho Đảng Dân Chủ, tham gia với các công nhân khế ước và lương thấp làm việc tại Đồi Capitol và nhiều tòa nhà liên bang đang đình công để đòi lương cao hơn và được quyền tham gia công đoàn.
Ở phía bên kia cuộc chiến ý thức hệ, những người chống phá thai hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng của họ trong việc áp đặt các giới hạn mới lên thủ tục phá thai và hủy bỏ việc tài trợ cho "công ty" phá thai Planned Parenthood. Chỉ mấy giờ trướ ckhi ngài tới, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã cố gắng nhưng thất bại trong cuộc vận động ngăn cấm việc phá thai sau 20 tuần thai nghén.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô cũng có thể đưa ra các điểm thách thức cả hai đảng, nhất là nếu ngài lặp lại các nhận xét chống lại điều ngài coi là quá lạm của việc hoàn cầu hóa và của chủ nghĩa tư bản. Và ngài cũng có thể làm cà Tòa Bạch Ốc lẫn Quốc Hội khó chịu nếu ngài thúc giục họ phải làm nhiều hơn để giúp người tỵ nạn Syria đang tràn vào Âu Châu; Ông Obama đã ra lệnh nhận thêm 10,000 người Syria vào năm tới, nhưng điều này chỉ là một bách phân nhỏ so với những gì các nhóm nhân quyền đã khuyến cáo.
Theo chương trình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dự nghi lễ chào mừng long trọng tại Vuờn Phía Nam của Bạch Ốc vào sáng Thứ Tư, với 21 phát súng chào, ban nhạc Thủy Quân Lục Chiến cử quốc ca Tòa Thánh và khoảng 15,000 người tụ tập ở đó và tại khu Ellipse gần đó. Sau đó, Ông Obama và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hội kiến riêng với nhau trong khoảng 45 phút tại Phòng Bầu Dục trong khi Ông Biden và Ngoại Trưởng John Kerry, đều là người Công Giáo, sẽ gặp gỡ riêng với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Sau khi rời Bạch Ốc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dẫn đoàn hộ tống của ngài quanh khu Ellipse và chủ tọa buổi cầu nguyện tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Mátthêu. Sau đó vào buổi chiều, ngài dự tính sẽ cử hành Thánh Lễ cho khoảng 30,000 người, trong đó có Phó Tổng Thống Biden, tại Vương Cung Thánh Đường Đền Thánh Quốc Gia Vô Nhiễm Thai.
Trong Thánh Lễ này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phong hiển thánh cho á thánh Junipero Serra, tu sĩ Dòng Phanxicô người Tây Ban Nha, nổi tiếng trong việc khai mở 9 vùng truyền giáo của người Tây Ban Nha tại California trong thập niên 1700. Đây là cuộc phong hiển thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ. Đối với Giáo Hội, á thánh Serra được coi là vị anh hùng đã truyền bá Tin Mừng cho Tân Thế Giới. Nhưng nhiều nhóm Thổ Dân Hoa Kỳ lên án ngài đã đối xử khắc nghiệt với dân bản địa.
Trọng điểm chuyến viếng thăm Washington sẽ là bài diễn văn của ngài trước phiên họp lưỡng viện Quốc Hội vào sáng Thứ Năm theo lời mời của chủ tịch Hạ Viện John A. Boehner, một dân biểu Cộng Hòa theo Công Giáo của Ohio, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Yêu cầu có vé hiếm hoi lên cao đến nỗi các viên chức quốc hội phải áp đặt các giới hạn bất thường lên nhiều người vốn có quyền lui tới Quốc Hội.
Văn phòng Ông Boehner phát hành 50,000 vé cho các thượng nghị sĩ và dân biểu để họ phân phối cho các cử tri được mời tới Vườn Phía Tây của Đồi Capitol nơi họ được xem bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng trên các màn ảnh khổng lồ và có thể được thoáng thấy ngài vẫy tay từ ban công của chủ tịch.
Bằng việc dừng chân ở Cuba trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ được nhiều người mong chờ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn cho người ta thấy vai trò của ngài trong việc làm môi giới cho việc nối lại bang giao giữa Havana và Washington. Đức Giáo Hoàng sử dụng sức mạnh nổi bật của ngài để cổ vũ cho thế đứng của Giáo Hội tại Cuba, nơi Giáo Hội bị chính phủ đẩy qua bên lề đã quá lâu.
Nhiều người mong ước ngài sẽ nêu vấn đề nhân quyền và tự do chính trị với những người đón tiếp ngài, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tỏ ra hết sức thận trọng. Ngài không gặp các nhà bất đồng hay trực tiếp thách thức Chủ Tịch Raúl Castro hoặc anh ông là Fidel, dù ngài có đưa ra một số nhận định được các nhà phân tích giải thích là phê phán khéo léo chiều hướng ý thức hệ của chính phủ. Đức Giáo Hoàng cũng không nói gì tới việc Hoa Kỳ cấm vận buôn bán với Cuba.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng cách “rõ ràng, khôn khéo và hạn chế” và vai trò của ngài vốn không phải là khiêu khích trong các vấn đề chính trị nội bộ.
Cha nói với các ký giả trong cuộc họp báo vào hôm Thứ Hai rằng: “Đức Giáo Hoàng muốn thực hiện một đóng góp, nhưng trách nhiệm hệ ở các nhà lãnh đạo các quốc gia. Ngài không muốn đi quá vai trò của ngài. Ngài chỉ muốn đóng góp bằng các gợi ý, cổ vũ đối thoại, công lý và ích chung của người dân.”
Tuy vậy, trong Thánh Lễ sáng Thứ Ba, có sự hiện diện của Chủ Tịch Castro, Đức Giáo Hoàng, một lần nữa, đã thúc giục người Cuba hãy cổ vũ việc phục vụ hơn là các ý thức hệ, một chủ đề được coi như lời nhận định về chính phủ Cộng Sản, một chính phủ đã cai trị xứ sở này hơn 50 năm qua.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Cuộc cách mạng của chúng ta diễn ra qua tình âu yếm, qua niềm vui luôn trở thành sự gần gũi và cảm thương, dẫn chúng ta tới chỗ can dự vào và phục vụ cuộc sống người khác”
Một số nhà phân tích cho hay: các nhận định hạn chế của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lợi cho các nhà lãnh đạo Cuba và chính phủ Obama. Họ coi chuyến viếng thăm này thành công vì nó giúp đôi bên tiếp tục tiến về phía bình thường hóa các mối liên hệ.
Carlos Alzugaray Treto, nhà cựu ngoại giao của Cuba và rất gần gũi với anh em Castro, cho rằng “Đây là tình huống cùng thắng lợi cho cả ba người. Họ đều muốn cùng một sự việc”.
(Vũ Văn An, VCN 22.09.2015)
EmoticonEmoticon