Đức Giáo Hoàng nhắc đến hôn nhân đồng tính sau chuyến thăm lịch sử của Ngài

Add Comment
Sau khi kết thúc cuộc viếng thăm Hoa Kỳ , Đức Giáo Hoàng đã đưa ra nhận định về vấn đề hôn nhân đồng tính, những nhân viên chính phủ có quyền khước từ những việc làm phương hại đến niềm tin của mình.

Ảnh: AP


Trong phần trả lời phóng viên trên máy bay về vụ bà Kim Davis, một nhân viên hộ tịch của quận Kentucky đã bị bỏ tù đầu tháng này vì đã từ chối cấp hôn thú cho những cặp đồng tính dù rằng Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hợp thức hóa hôn nhân đồng tính trên khắp 50 tiểu bang.

Đức Thánh Cha đã nói với những phóng viên bằng tiếng Ý rằng “ Phản đối theo lương tâm phải được đưa vào cơ cấu pháp lý bởi vì đó là một quyền. Nếu ai đó không cho phép người khác một sự phản đối theo lương tâm, thì người đó đã từ chối một quyền của người khác.”

Đức Giáo Hoàng muốn ám chỉ về những phản đối của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến hôn nhân đồng tính trong vài cuộc nói chuyện của Ngài ở Hoa Kỳ , lo ngại về những thay đổi pháp lý trong việc định nghĩa thế nào là một gia đình. Dù vậy, Ngài cũng đã tránh né nói về vấn đề đang tranh cãi gay gắt này.

Giáo Sư Thần Học Đại Học Boston, Stephen Pope, nói rằng “ Đức Giáo Hoàng muốn xây dựng nhịp cầu thông cảm chứ không muốn tạo chia rẽ về một vấn đề gây chia rẽ nhất trong xã hội đương thời của nước Mỹ.”

Theo chương trình, Đức Giáo Hoàng sẽ đọc một bài diễn văn vào đêm Thứ Bẩy về tự do tôn giáo, một bài diễn văn mà những người ủng hộ bà Kim Davis như ứng cử viên Tổng Thống, Mike Huckabee, đã nói rằng một chủ đề chính trong cuộc chiến đấu của Davis. Nhưng Đức Giáo Hoàng đã thay đổi vào giờ chót và thay vào đó là nói về tình yêu và vai trò quan trọng của gia đình.

Người ta chỉ muốn nghe những gì mình thích nghe chứ không muốn nghe sự thật. Truyền thông và mọi người muốn nghe Đức Giáo Hoàng nói và họ mong chờ Ngài nói theo ý của họ.

Trong bài phát biểu bênh vực những người đồng tính, Thị Trưởng Philadelphia, Michael Nutter, trước đây đã từng cậu giúp lễ nói “ Ở Hoa Kỳ, mọi người đều có quyền. Những người đồng tính, chuyển giới tính… có quyền tiếp tục đấu tranh cho quyền của họ.”

Ông ta còn trích lời của Đức Giáo Hoàng, trả lời một câu hỏi về đồng tính trước đây rằng “ Nếu một người đồng tính đi tìm Chúa với ý ngay lành, thì tôi là ai mà xét đoán người ấy.”

Rằng “ Ai là người có quyền xét đoán kẻ khác?” và , “ Sách Thánh dạy rằng đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán.”

Đức Giáo Hoàng đến với tất cả mọi người bằng thái độ khiêm nhường và không xét đoán, nhưng Ngài không hề thay đổi tín điều của Giáo Hội Công Giáo là quan hệ tình dục đồng giới, tình dục ngoài hôn nhân và phá thai đều là trọng tội.

Phát ngôn viên của Đức Thánh Cha là cha Federico Lombardi đã nói với các phóng viên trước giờ lên máy bay rời Hoa Kỳ vào ngày Chúa Nhật rằng Đức Thánh Cha không đề cập nhiều đến hôn nhân đồng tính trong chuyến viếng thăm của Ngài vì quan điểm của Ngài về việc này rất rõ ràng”

“Ngài đến đây với hy vọng mang lại những thông điệp tích cực,” cha Lombardi nói. “Tôi nghĩ, Ngài không muốn đi vào những tranh cãi hay thảo luận về một thông điệp tích cực.”

Bill Donoue của nhóm Công Giáo bảo thủ đồng ý rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng không chấp nhận hôn nhân đồng tính đã rất rõ ràng đối với những người Công Giáo chân chính.

“Ngài đã không muốn dùng ngôn từ gây chia rẽ..nhưng quả thực rất rõ ràng rằng Ngài lên án Hồi Giáo cực đoan, rằng Ngài lên án hôn nhân đồng tính,” Donahue nói. “ Ngài rất rõ ràng về việc phá thai. Không ai là không hiểu được những điều Ngài nói.”
(Giuse Thẩm Nguyễn, VCN 29.09.2015)

Hình lễ an táng Cha Phêrô Nguyễn Văn Vĩnh

Add Comment
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ AN TÁNG CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN VĨNH
29.09.2015

Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 02.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 04.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 05.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 06.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 08.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 07.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 09.jpg
  Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 11.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 12.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 13.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 14.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 15.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 16.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 17.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 18.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 19.jpg
Gx Bang Lang_ le tang Cha phero 20.jpg
Nguồn tin: GP Mỹ Tho

Tìm Hiểu Gốc Tích Tháng Mân Côi

Add Comment


Tìm hiểu gốc tích kinh Mân côi

Thánh Ðaminh (Đôminicô 1170-1221) được mời đi giảng cho bè lạc đạo Albigensê, nước Pháp, bè này ở vào thời Trung cổ, li khai với Hội thánh, chủ trương vũ trụ có thần thiện thần ác điều khiển, còn Chúa Kitô thì hão huyền không thật. Qua nhiều cố gắng, ngài không lôi kéo được ai trở về cùng Hội thánh.

Ngài chạy đến cùng Ðức Trinh Nữ Maria, van nài Mẹ nhận lời mới thôi.

Từ thành Toulouse, Ngài vào tận rừng sâu, ở đó ba ngày đêm ăn chay cầu nguyện không ngừng.

Khi thánh nhân xuất thần, Mẹ Thiên Chúa hiện ra huy hoàng tuyệt mỹ, có ba nữ hoàng theo hầu. Mỗi nữ hoàng lại có 50 trinh nữ theo hầu.

Nữ hoàng thứ nhất, cũng như đoàn tùy tùng mặc y phục trắng. Nữ hoàng thứ hai y phục đỏ. Nữ hoàng thứ ba mặc áo bằng vàng sáng chói hơn hết. Ðức Trinh Nữ phán:

"Ba nữ hoàng tiêu biểu cho ba Tràng hạt; năm mươi trinh nữ tùy tùng mỗi nữ hoàng là 50 kinh Kính Mừng của mỗi Tràng Hạt; màu trắng nhắc lại các Mầu nhiệm Vui; màu đỏ, các Màu Nhiệm Thương; và màu vàng, các Mầu Nhiệm Mừng".

Các mầu nhiệm Nhập Thể, Giáng Sinh, Ðời Sống và Khổ Nạn của Con Mẹ, cũng như các mầu nhiệm Sống Lại và Lên Trời đều chứa đựng trong kinh Kính Mừng và kinh Lạy Cha.

"Ðó chính là Tràng Chuỗi Mân Côi, nghĩa là Triều Thiên trong đó Mẹ tìm thấy trọn niềm hoan lạc. Con hãy truyền bá khắp nơi kinh ấy, và các người lạc giáo sẽ trở lại, các tín hữu sẽ vững tin và sẽ được phần rỗi muôn đời".

Ðược phấn khởi, thánh Ðaminh vội về Toulouse, đi ngay vào nhà thờ. Theo như lời truyền khẩu khi đó chuông tự dộng vang lên inh ỏi. Nhân dân bỡ ngỡ nghe chuông đánh vào giờ khác thường, ồ ạt kéo nhau đến nhà thờ.

Thánh Ðaminh lên toà giảng nói đến phép công thẳng của Thiên Chúa ngày phán xét. Ðể tránh sự chí công đó, chỉ có phuơng thế chắc chắn là cầu khẩn với Mẹ Maria nhân từ.

Thánh nhân giải thích Kinh Mân Côi và đọc to. Mọi người hưởng ứng lần hạt Mân Côi.

Hiệu quả của kinh Mân côi thật lạ lùng: Trên 100 ngàn người lạc giáo dần dần qui chánh, vô số tội nhân trở về trong một thời gian ngắn ngủi.

Kinh Mân Côi là hương hoả tuyệt diệu thánh Ðaminh trối lại cho Dòng Thuyết Giáo. Các con cái cha Thánh đã luôn luôn làm cho di sản thánh thiện đó ngày một tăng trưởng.

1- Ðể cổ động việc tôn sùng Mẹ Maria, một Linh mục dòng này đã biên soạn một tập sách nhỏ trình bày 15 Mầu nhiệm chuỗi Mân Côi giúp độc giả suy niệm trong lúc lần hạt, đã đem lại nhiều thành tích tốt đẹp.

2- Giáo quyền nước Tây Ban Nha hưởng ứng và phổ biến nhanh chóng khắp nước việc đạo đức đầy sáng tạo và linh ứng đó của vị tu sĩ nhà.

3. Đức Piô 5, năm 1571, lập lễ Đức Mẹ Mân côi và ấn định mừng vào ngày 7 tháng 10 hằng năm.

4- Ðức Piô thứ 9 (1846-1878) tăng cường sự ủng hộ bằng nhiều ân xá ban cho những giáo dân tích cực tham gia việc tôn sùng Mẹ Maria bằng kinh Mân Côi trong tháng Mười.

5- Ðức Leô 13 (1878-1903) phổ cập việc đạo đức này khắp thế giới:

a/ Bằng nhiều Thông Ðiệp, Sắc lệnh, nhất là thông điệp Supremi Apostolatus, đề cao việc tôn sùng Kinh Mân Côi, ca ngợi, cảm mến và cầu xin với Mẹ Chúa Trời trong Tháng Mười.

b/ Ngài ban nhiều ân xá và đại xá đặc biệt cho những ai sùng kính Kinh Mân Côi.
Từ đó, tháng 10 đã trở thành tháng Mân côi kính Đức Mẹ.

6- Chính Ðức Trinh Nữ Maria ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima đã xưng mình là "Đức Mẹ Mân côi", hiểu được là Mẹ muốn con cái tôn kính Mẹ trong tháng Mười, tháng Mân Côi của Giáo hội.

Thực hành:

Tháng Mẹ về, lòng chúng con tràn ngập yêu mến, yêu mến Mẹ từng giây, từng phút, yêu mến Mẹ trong ý nghĩ, trong lời nói, trong việc làm. Lòng trìu mến đó quyết thể hiện bằng:

1- Mỗi ngày đọc ít là 10 kinh Kính mừng như 10 bông hoa hồng kính Mẹ.
2- Mỗi ngày nếu có thể, đi dự Lễ và Rước Chúa sốt sắng kính Mẹ.
3- Hằng tuần chầu Thánh Thể, đọc kinh Mân côi với cộng đoàn, dâng lễ, rước lễ kính Mẹ.
4- Dự lễ kính Đức Mẹ Mân côi vào ngày 7 tháng 10.


(Theo Lm Nguyễn Tri Ân OP,
Tháng Mân côi, Chân lý, 1964, Lời tựa trang 7-9)

Đạo mình xấu lắm?

Add Comment


- Ông nội ơi! Đạo mình xấu lắm phải không ông nội?

- Đạo mình là đạo nào? 
- Đạo Công Giáo ấy!
- Ai nói vậy? 
- Cái ông kia. Ổng nói ổng cũng là người đạo Công Giáo nhưng mỗi khi nghe người ta nói về đạo Công Giáo ông ta muốn chui xuống gầm bàn vì xấu hổ.
 - Đã chui chưa? 
- Chưa, mà chi vậy ông Nội. 
- Nắm đầu kéo ông ta lên.
 - Tại sao? 
- Con đọc đoạn văn này ông Nội nghe.
 - Dài quá, tiếng Việt con không giỏi bằng ông Nội.
 - Thì con tóm tắt thôi. 
- Ừa… mà tóm tắt khó hơn đọc. 
- Thì đọc đi. 

- “Nhiều năm qua đã có một thời kỳ gay go cho Công-Giáo ở Mỹ-Châu. Trong nhiều dịp đây là một thời kỳ tai họa cho Giáo-Hội. Sự lạm dụng trẻ em của chúng ta là một thảm-kịch. Sự thực rằng toàn thể giới linh-mục đã bị nhơ nhuốc bởi một số nhỏ các linh-mục, sự phiền toái này là một thảm họa. Sự vắng bóng giới lãnh-đạo dũng-cảm và đáng tin là một thảm-kịch. Đạo-Đức thì băng hoại và số người Công-giáo bỏ Giáo-Hội lên cao chưa từng thấy trước đây. Những hệ-quả của tất cả các thảm-kịch này rất sâu rộng. Chúng ta đã để lại cho cái xã-hội rộng lớn với một ý-niệm rất thấp về Đạo Công-Giáo và gây cho nhiều người Công-giáo xấu hổ về Giáo-Hội…”


- Có phải vì đọc cái đoạn này mà cái ông đó muốn chui gầm bàn hay không?

- Chắc vậy đó ông nội. Mà… mà đạo mình xấu như vậy thì ông ta chui xuống gầm bàn vì xấu hỗ là… đúng rồi, phải không ông Nội?

- Con đọc đoạn kế đi:

- “Nhiều năm qua đã có một thời kỳ gay go cho Công-Giáo ở Mỹ-Châu. Trong nhiều dịp đây là một thời kỳ tai họa cho Giáo-Hội. Sự lạm dụng trẻ em của chúng ta là một thảm-kịch. Sự thực rằng toàn thể giới linh-mục đã bị nhơ nhuốc bởi một số nhỏ các linh-mục phiền toái này là một thảm họa. Sự vắng bóng giới lãnh-đạo dũng-cảm và đáng tin là một thảm-kịch. Đạo-Đức thì băng hoại và số người Công-giáo bỏ Giáo-Hội lên cao chưa từng thấy trước đây. Những hệ-quả của tất cả các thảm-kịch này thì sâu rộng. Chúng ta đã để lại cho cái xã-hội rộng lớn với một ý-niệm rất thấp về Đạo Công-Giáo và gây cho nhiều người Công-giáo xấu hổ về Giáo-Hội….”


- Tác giả đoạn văn này đồng tình với cái ông muốn chui xuống gầm bàn, phải không ông Nội? Vậy, ông Nội cũng muốn chui xuống gầm bàn hay sao?

- Ông Nội lỳ hơn ông kia.

- Thế ông Nội làm gì?


- Ông Nội đứng lên bàn và … con đọc tiếp đoạn sau.


- “…Đạo Công-Giáo hơn hẳn một dúm linh-mục, người ta không muốn biết điều đó. Có một-tỷ hai trăm triệu (1,200,000,000) người Công-giáo trên Thế-giới. Có sáu mươi bẩy triệu (67,000,000) người Công-giáo ở Hoa-Kỳ – nghĩa là ít nhất có hơn mười lăm triệu (15,000,000) cử-tri bầu-cử một Tổng-Thống Mỹ. Và hàng ngày Giáo-Hội Công-Giáo nuôi ăn, nhà ở, áo mặc cho nhiều người hơn, săn sóc nhiều bệnh nhân hơn, viếng thăm nhiều tù nhân hơn, và giáo-dục nhiều người hơn bất kỳ tổ-chức nào trên mặt đất từng hy-vọng làm được như vậy…”

- Có ai làm được như vậy không, Ông Nội?


- Hình như là chưa có tổ chức hay tôn giáo nào làm được như vậy mặc dầu họ cũng rất muốn. Con không đọc câu “… bất kỳ tổ chức nào trên mặt đất từng hy vọng làm được như vậy…” sao?

- Đạo Công Giáo làm những điều kể trên từ lúc nào và chỉ làm ở tại Hoa Kỳ thôi phải không Ông Nội?

- Đạo Công Giáo làm những việc này từ 2 ngàn năm qua, và làm khắp nơi, nơi nào các nhà truyền giáo của Công Giáo đặt chân đến là các hoạt động này bắt đầu, từ Âu sang Á, sang Mỹ, sang Phi Châu… Con đọc tiếp đoạn kế:

- “…Hãy xét đến vấn-đề này. Khi Chúa Giê-su còn tại thế, những người bệnh tật ở đâu? Họ ở trong các bệnh-viện chăng? Dĩ nhiên là không; không có bệnh-viện vào thời Đức Kitô. Những người bệnh đổ xô ra bên đường và ngoại-ô của thành-phố, và đó là nơi mà Chúa Giê-su đã cứu chữa họ. Họ đã bị gia-đình và bạn bè bỏ rơi vì sợ rằng họ sẽ bị lây bệnh.

Sự thuần túy về việc chăm sóc sức khỏe và sự săn sóc người bệnh tật đã thể-hiện qua Giáo-Hội; qua các Hội Dòng, trực tiếp trả lời cho cái giá-trị và địa-vị mà Phúc Âm đã ủy thác cho mỗi người và mọi đời…”.


- Ngày xưa, sự giáo dục chỉ dành cho người quyền quý, giàu sang. Giáo hội Công Giáo đã đi tiên phong, mang giáo dục đến cho giới bình dân:
  cho phép tôi hỏi một câu nữa. Bạn có biết có bao nhiêu người được sinh ra ở tầng lớp quý-phái?  Bao nhiêu người có cha mẹ là các ông vua, các nữ-hoàng, các quận-công, các bá-tước, các hầu-tước, các hiệp-sỹ, và v. v. . . . ?  Không nhiều, tôi nghĩ, và có lẽ không có một ai trong giới bình dân được giáo-dục, nếu Giáo-Hội Công-Giáo đã không chiếm giải vô địch về mục-tiêu đem giáo-dục sẵn sàng đến cho mọi người. Trước hết xin giới-thiệu công-tác giáo-dục của Giáo-Hội cho người dân thường, nền giáo-dục trước đây chỉ dành riêng cho lớp quý-tộc mà thôi. Hầu hết thế-giới Tây-Phương ngày nay đã được giáo-dục bởi vai trò tiên-phong trong việc giáo-dục hoàn-vũ của Giáo-Hội Công Giáo.”

Ở Hoa Kỳ, một quốc gia giàu có bực nhất hoàn vũ, Giáo Hội Công Giáo cũng góp phần không nhỏ về giáo dục, y tế, như tác giả đã “miêu tả” trong đoạn văn dưới đây, con đọc tiếp sẽ rõ:

“Sự tiếp cận toàn-cầu và sự đóng góp của Giáo-Hội rất lớn lao, và ảnh-hưởng trực tiếp trên bình-diện quốc-gia về mọi phương-diện cũng đầy ấn-tượng tốt đẹp, mặc dầu đã không được biết đến nhiều. Ở Hoa-Kỳ, một mình Giáo-Hội Công-Giáo giáo-dục hai triệu sáu trăm ngàn (2,600,000) học sinh, sinh-viên mỗi ngày, tốn kém mười tỷ (10, 000,000,000) đô-la một năm đối với các phụ-huynh và các Giáo-xứ. Nếu không có các trường Công-Giáo, các học sinh, sinh-viên này sẽ phải được giáo-dục trong các trường công-lập, sẽ tốn của chính-phủ thêm mười tám tỷ (18,000,000,000) đô-la.

Một mình hệ-thống giáo-dục Công-giáo đã tiết-kiệm cho người thọ thuế mười tám tỷ (18,000,000,000) đô-la mỗi năm.”

Trong địa hạt giáo-dục đệ-nhị cấp (secondary) Giáo-Hội có 230 Trường Cao-Dẳng và Đại-Học ở Hoa-Kỳ, với việc ghi danh theo học của bẩy trăm ngàn (700,000) sinh-viên. Các sinh-viên Công-Giáo cũng như ngoài Công-Giáo được giáo-dục trong các trường Đại học và Cao-đẳng của chúng ta tiếp tục chiếm giữ những vị-trí cao hơn trong bất-kỳ lãnh-vực nào. Trong lãnh-vực săn sóc sức khỏe, Giáo-Hội Công-Giáo có một hệ-thống bệnh-viện vô vụ lợi (nonprofit) bao gồm 637 bệnh-viện, điều-trị một phần năm (1/5) bệnh nhân ở Hoa-Kỳ mỗi ngày.”

- Trên bình diện quốc gia và quốc tế, người Công Giáo đã tích cực đóng góp. Chắc nhiều người không quên mấy chữ “Văn Minh Thiên Chúa Giáo” để chỉ văn minh Tây Phương, nhưng về các địa phương, Giáo hội Công Giáo cũng không quên:

“Ngoài cái ảnh-hưởng trực tiếp toàn-cầu và quốc-gia của chúng ta, sự đóng góp của người Công-giáo địa-phương làm ra trong mọi cộng-đồng, trên một căn-bản hàng ngày, không phải là nhỏ. Mỗi thành-phố và tỉnh thành có những chuyện riêng của nó, nhưng hãy cho phép tôi nêu lên một thí-dụ để làm quan-điểm của tôi. Ở Chicago có hàng trăm cơ-quan Công-giáo phục vụ những nhu-cầu cho người dân ở Thành-phố đó. Một trong những tổ-chức đó là Hội Bác-Ái Công-giáo. Năm nay buổi họp của các Hội Bác-Ái Công-giáo địa-phương sẽ cung cấp hai triệu (2,000,000) bữa ăn miễn phí cho những người đói và túng thiếu trong vùng đó. Nghĩa là 6,027 bữa ăn một ngày – chỉ là một ví-dụ nhỏ của sự đóng góp vỹ-đại của chúng ta. Mọi thành-phố có cả trăm chuyện như chuyện này.”


- Tiếc thay! Một số người Công giáo khi Giáo Hội bị tấn công thì chỉ biết chui xuống gầm bàn trốn chạy, hoặc ra khỏi Giáo Hội, để mặc cho những kẻ ghen ghét Giáo Hội Công Giáo dùng dư luận và giới truyền thông để tấn công Giáo Hội:

“Những đóng góp của chúng ta trên bình-diện địa-phương, quốc-gia và toàn-cầu đã lưu lại đáng kể dù cho ngay cả những lỗi lầm, những bất-cập, và những xì-căng-đan (scandal) gần đây của chúng ta, và tuy Giáo hội bị coi thường bởi hàng triệu người Mỹ trong khi phần đông người Công Giáo muốn bò dưới gầm bàn khi mà người ta bắt đầu nói về Giáo hội trong một bối-cảnh-xã-hội. Chúng ta đã quên mất câu chuyện của chúng ta, kết quả là chúng ta đã cho phép những nhóm truyền-thông chống Công-Giáo xuyên-tạc câu chuyện của chúng ta trên một điểm-xuất-phát hàng ngày.

Tai-họa còn tiếp diễn trên một cấp-độ khác nữa. Nó đang quấy rầy vào cái lúc khi mà hàng triệu người Công-giáo đang tức giận và vỡ mộng với Giáo-Hội đã không có nỗ-lực có ý-nghĩa nào để nhắc nhở người Công-giáo chúng ta về chúng ta thực sự là ai, không có nỗ-lực nào mang tầm chiến-lược để đề cao Đạo-Đức của chúng ta giữa những người Công-giáo, không có nỗ-lực có tổ-chức nào để nhắc nhở thế-giới rằng: Trong hai ngàn (2,000) năm qua, quý vị thấy người Công-giáo ở bất cứ nơi nào, quý vị thấy một nhóm người làm những việc đóng góp lớn lao cho cộng-đồng địa-phương, quốc-gia và quốc-tế.”

Thật buồn, khi  Giáo Hội Công Giáo của chúng ta bị tấn công, chúng ta chỉ biết đỡ trong tiêu cực rồi đi đến tuyệt vọng, mà không nhìn lại nét đẹp của Giáo Hội, chỉ cho anh em ta và những ai có thiện chí thấy tuy Giáo Hội có những khuyết điểm, vì Giáo Hội cũng do những con người phụ trách, nhưng nếu chúng ta  – thay vì chui vào gầm giường, hãy đứng lên bàn nói lên sự thật, thành quả của Giáo Hội Công Giáo, để mọi người tiếp tục phục vụ nhân loại và Giáo Hội:

“Chúng ta đã tốn hơn hai tỷ (2,000,000,000) lo việc tố-tụng, nhưng chúng ta không tốn một cắc lẻ (one dime=10 xu) nào cho bất kỳ sáng-kiến nào để khích-lệ người Công-giáo ở Mỹ-Châu, để khám phá ra nét đẹp về Đức-Tin của người Công giáo ở châu lục này. Chúng ta không tốn một cắc để nhắc nhở sự khai thác ở tầm rộng lớn về những đóng góp đồ sộ mà chúng ta đã làm cho xã-hội như là một Giáo hội. Chúng ta đã không tốn một cắc để cổ võ người Công Giáo vào cái lúc bị xuyên-tạc nhiều về niềm-tin của họ và Giáo hội hơn là đã từng làm trước đây. Và đó là một thảm trạng.”

Cuốn sách bạn đang cầm (và chiến-dịch cung cấp miễn phí hoặc những ấn-bản giá rẻ cho mọi người Công-giáo ở Mỹ-Châu) là sự khởi đầu của sự cố gắng của chúng ta để đề cao Đạo-Đức giữa những người Công Giáo, tự nhắc nhở chính chúng ta rằng có thiên-tư trong Đạo Công-Giáo, và giúp những người tách rời khỏi Giáo Hội trở lại. Trong tương-lai, chúng ta hy-vọng tung ra một loạt các billboard, TV và truyền-thanh thương-mại để nhắc nhở người dân về tác-động lạ thường mà Giáo-Hội đã có nó gợi hứng cho những người Công-giáo tham-gia vào.

Hãy tưởng-tượng một tấm billboard lớn trên bất kỳ những freeway bận rộn, đông đúc nào của Chicago. Không cần hình ảnh nào, chỉ cần một câu đơn giản này: NĂM NAY CÁC HỘI BÁC-ÁI CÔNG-GIÁO SẼ CUNG CẤP HAI TRIỆU HAI TRĂM NGÀN BỮA ĂN MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI NGHÈO ĐÓI CỦA CHICAGO. CHÚNG TA KHÔNG HỎI HỌ XEM HỌ CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI CÔNG-GIÁO KHÔNG?  HÃY TÁI KHÁM PHÁ ĐẠO CÔNG-GIÁO!

Cái điểm là chúng ta đã quên câu chuyện của chúng ta, và để làm điều đó, chúng ta cũng đã cho phép thế-giới quên nó nữa. Chúng ta đã cho phép các nhóm truyền-thông chống Công-Giáo xuyên-tạc câu chuyện của chúng ta hàng ngày. Lịch-sử của chúng ta không phải không có nhơ nhuốc, tương lai của chúng ta sẽ không phải không có ô-danh. Nhưng sự đóng góp của chúng ta thì vô song (unmatched), và ngày nay nó lại cần thiết hơn bao giờ hết.

Tôi thừa nhận rằng tôi đã nổi giận và thất-vọng như phần lớn người dân về những việc đã xẩy ra, việc gì đang xẩy ra, và việc gì không xẩy ra trong Giáo-Hội. Tôi cho rằng vấn-đề chúng ta nên xét với nhau là: chúng ta sẽ làm gì với sự thất-vọng và sự nổi giận của chúng ta ?”


Bất cứ tổ chức nào cũng có những người chỉ phù thịnh, khi thấy trong tổ chức mình có gì trục trặc, khó khăn thì thay vì phải tìm cách giải quyết, không phải bằng những dối trá, ma giáo mà bằng sự thật. Họ trốn chạy ra khỏi tổ chức như tác giả đã viết:


“Dường như nhiều người vừa thôi suy nghĩ về chuyện đó. Họ đã tách rời khỏi Giáo-Hội tới một khoảng cách này; hay một quy-mô khác và họ đang xúc-tiến với cuộc đời họ. Một số người từ chối tới Nhà Thờ nữa. Một số lớn đã ngừng đóng góp tài-chánh. Những người khác thì bỏ Giáo-Hội Công-Giáo để tới một Nhà Thờ không thuộc Giáo-phái nào. Và một số người đã ráng không biết đến cái sự thật mà họ tức giận về việc đã xẩy ra.”

- Ông Nội đọc cái sách nào và do ai viết vậy? Phải bên Việt Nam viết không?

- Không phải bên Việt Nam viết mà do ông Matthew Kelly viết bằng Anh ngữ với nhan đề Rediscover Catholicsm “Tái Khám Phá Đạo Công Giáo”. Thấy đây là cuốn sách giúp cho những ai muốn chui xuống gầm bàn đọc để biết về Giáo Hội, về phương thức củng cố ĐỨC TIN CÔNG GIÁO của chúng ta. Nhân NĂM ĐỨC TIN, ông Lê Đình Tân, một giáo dân tầm thường như ông Nội, dịch ra Việt ngữ và có nhã ý đưa bản thảo cho ông Nội coi. Hiện ông Lê Đình Tân đang chạy tiền để in. Nguyên tác bằng Anh ngữ đã được xuất bản và số lớn biếu không, một số khác chỉ lấy ấn phí tượng trưng. Tác giả cuốn sách cũng chỉ viết lên SỰ THẬT vì “chỉ có SỰ THẬT MỚI CỨU ĐƯỢC CHÚNG CON”.

- Thế còn Đạo Công Giáo tại Việt Nam thì sao, ông Nội? Con nghe nói Đạo Công Giáo đem Tây xâm lăng nước ta. Giáo Dân Công Giáo giúp Vatican “giành nước VN”, đạo Công Giáo làm hại văn hóa Việt Nam, v.v…

- Theo Khâm Đại Việt Sử Thông Giám Cương Mục được soạn thảo đời  vua Tự Đức thì vào thời vua Lê Trang Tông, Nguyên Hòa nguyên niên (1533), có người Tây Dương tên là I Nê Khu, lén vào truyền đạo Gia Tô tại 2 làng Ninh Cường và Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyệnGiao Thủy tỉnh Nam Định. Đây là lần đầu tiên Đạo Công Giáo xuất hiện, gần 3 trăm năm sau thực dân Pháp mới đến Việt Nam, làm sao mà Công Giáo Việt Nam rước Tây vào được. Nhưng nếu nói cho đúng lịch sử thì chính  triều đình vua Tự Đức đã giúp thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Nói cách khác, nếu triều đình vua Tự Đức nghe theo Bản Điều Trần của ông Nguyễn Trường Tộ, một giáo dân Công Giáo tầm thường, sau khi du học về đã trình bày kế sách hưng quốc lên vua Tự Đức, và nếu vua Tự Đức nghe theo Nguyễn Trường Tộ thì chúng ta có thể “xâm lăng nước Pháp” như hải quân Hòang Gia Nhật đánh bại hạm đội của Nga trên eo biển Đối Mã năm 1904 (?) chứ không phải Pháp xâm lăng nước ta đâu. Vì khi du học, chính ông Nguyễn Trường Tộ đã có dịp cùng học với Thái Tử nước Nhật. Rất tiếc, rất tiếc.

Về giáo dục, đạo Công Giáo đã đưa một số thanh niên Việt Nam du học hải ngoại rất sớm, điển hình là ông Nguyễn Trường Tộ, ông Ngô Đình Khả v.v… Các trường Công Giáo của các Sư Huynh Lasan đã giúp đào tạo rất nhiều thanh niên Việt Nam rất sớm, và luôn có kết quả tốt. Chữ Quốc ngữ mà chúng ta dùng hôm nay cũng do các nhà truyền giáo sáng tạo đầu tiên. Trên hết và rất qúi trọng, đó là đạo Công Giáo đã làm sáng tỏ một cái ĐẠO CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM là ĐẠO THỜ TRỜI, rất phù hợp với đạo Công Giáo. Còn nhiều việc làm của người Công Giáo rất ích lợi cho Việt Nam. ví dụ các trại cùi được mở ra do các nữ tu Công Giáo đảm trách.

- Con sẽ tìm đọc cuốn “Rediscover Catholicsm”.

- Phải, con nên đọc cuốn sách này để thấy Giáo Hội Công Giáo không phải chỉ là một dúm linh mục sa ngã, mà cả một Giáo Hội trên 1 tỉ người đang phục vụ Nhân Loại theo phương cách của Phúc Âm mà Chúa Giêsu đã truyền dạy.


Micae Lê Văn Ấn

Đức Phanxicô bị đau xương hông phải tập vật lý trị liệu

Add Comment


Đức Phanxicô đau xương hông và phải tập vật lý trị liệu thường xuyên, linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh cho biết (ở Philadelphia) như trên khi được hỏi vì sao bây giờ Đức Phanxicô ngày càng đi khập khễnh thấy rõ. “Đức Phanxicô bị đau hai chân khi di chuyển. Có ngày đau, có ngày đỡ. Trong một chuyến đi dài như vậy, ngài phải đi nhiều nên hơi mệt. Đó là chuyện bình thường. Nhưng cũng may là ngài ngủ rất say”, linh mục Federico Lombardi nói thêm trong cuộc họp báo.

 
Tràn năng lực, ngài dậy từ 4 giờ hoặc 5 giờ sáng, và chương trình làm việc trong ngày của ngài thì rất nhiều, gặp rất nhiều người. Các chuyến đi xa thì mệt hơn. Có khi, ở Vatican cũng như trong chuyến đi, ngài phải hủy cuộc hẹn giờ chót nhưng ngài lại thêm các cuộc hẹn khác ngoài dự trù.
 
Đã 78 tuổi, Đức Giáo hoàng vừa kết thúc chuyến đi 8 ngày ở Cuba và Mỹ, ngài đi khá chậm và có khi đi khập khễnh. Khi lên hay xuống bậc cấp gần bàn thờ hay ở ngoài sân nhà thờ, thường có một trong các linh mục đi theo kín đáo nâng tay ngài để giúp ngài. Nhưng có vẻ như ngài không thích có người giúp. Hôm 27-9, lúc đứng lên dâng lời nguyện hiệp lễ, ngài phải cố gắng để đứng dậy, có vẻ hai chân của ngài hơi khập khiễng. Hai phó tế đưa tay giúp ngài, nhưng có vẻ cũng hiểu ý Đức Thánh Cha, nên đã để ngài tự mình cố gắng vượt qua cơn đau tạm thời này. Đồng thời ngài cũng có ho nữa. Rõ ràng chuyến công du 8 ngày với mật độ lịch trình dày đặc đã lấy đi rất nhiều sức lực của ngài. Nhưng điều đó không ngăn cản được nụ cười thân mật luôn nở trên môi ngài, dù là gặp bất kỳ ai.
 

Dù vậy, với một thời gian biểu sống rất đều đặn. [Ngài luôn đi ngủ sớm, khoảng từ 9-10h tối, và thức dậy lúc 4h sáng, để cầu nguyện 2 tiếng trước khi dâng thánh lễ tại Nhà nguyện Marta hay làm các việc khác. Ngài cho biết mình không cần đồng hồ, vì ‘theo đồng hồ tự nhiên của mình’.] Con người với một lá phổi này vẫn luôn giữ gìn sức khỏe để chu toàn công việc mà Chúa đã trao phó cho ngài. Và ngài hoàn toàn ký thác trong Chúa, như trong một cuộc phỏng vấn, ngài đã nhận rằng, ‘Mọi chuyện đều nằm trong tay Chúa mà.’
 
Marta An Nguyễn

Đức cha thăm mục vụ Giáo họ Trung Châu, xứ Lai Ổn

Add Comment


Sau ngày Tết Trung Thu của các em Thiếu nhi, chiều thứ Hai (28.9.2015), Đức cha Phêrô – Chủ chăn Giáo phận – tiếp tục thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ tại Giáo họ Trung Châu thuộc Giáo xứ Lai Ổn, Giáo hạt Thái Thụy.
 

Chuyến viếng thăm mục vụ của Bề trên Giáo phận là dịp thật ý nghĩa, nói lên sự tương quan mật thiết giữa vị mục tử và đoàn chiên của mình, là cơ hội để bà con giáo dân từ các giáo họ đạo xa xôi được gặp gỡ và thân thưa tâm tình với vị Chủ chăn giáo phận. 
Trải qua hành trình khoảng 30km về hướng Đông Bắc, từ Toà Giám mục Thái Bình, Đức cha Giáo họ Trung Châu lúc 16g45. Cha quản nhiệm Vinc. Phạm Văn Túy cùng với cộng đoàn Giáo họ Trung Châu và một số họ lân cận trong Giáo xứ Lai Ổn hân hoan chào đón ngài, trong một khung cảnh đơn sơ nhưng chan chứa niềm vui và ân tình.
Sau khi vào Nhà thờ và dành ít phút để viếng Thánh Thể, Đức cha chào thăm mọi người hiện diện bằng một sự quan tâm trìu mến. Đồng thời, ngài cũng nói lên niềm vui của mình khi đi dọc đường đã nhìn thấy giữa cánh đồng lúa mênh mông bát ngát có ngôi Nhà thờ với hai cây tháp vươn cao, điều đó nói lên niềm tin mạnh mẽ của cộng đoàn nhỏ bé nơi vùng xa. Bên cạnh đó, ngài cũng bày tỏ nỗi băn khoăn của một người mục tử khi thấy bà con giáo dân ít ỏi mà lại ở rải rác cách xa Nhà thờ. Đức cha cho biết, khi viếng Thánh Thể Chúa, ngài cầu nguyện xin Chúa gìn giữ và liên kết tinh thần hiệp nhất của cộng đoàn nơi đây.
Giáo phận Thái Bình

Sau giờ gặp gỡ và chia sẻ với cộng đoàn, Đức cha đã chủ tế Thánh lễ vào hồi 17g30; đồng tế với ngài có cha Vinc. Phạm Văn Túy, cha Giuse Trần Văn Thực và cha Phaolô Martinô Trần Hoàng Khoa Nam.
Vào đầu thánh lễ, Đức cha mời gọi cộng đoàn hiện diện hiệp ý với ngài để cầu nguyện xin Chúa thương cho các gia đình biết ý thức cộng tác với Chúa để mỗi gia đình được trở thành Giáo Hội của Chúa ngay tại gia. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiệp dâng thánh lễ thật sốt sắng để tạ ơn Thiên Chúa, xin Chúa chúc lành và thưởng công cho các bậc Tiền nhân đã có công với giáo họ, xin Chúa chúc lành cho những người đau yếu trong vùng này, và xin chúa chúc lành cho các thế hệ tương lai của giáo họ.
Trong bài giảng, Đức cha đã khẳng định: Để xây dựng một tương lai tốt đẹp, chúng ta cần có một khởi đầu tốt. Do đó, để giáo họ được phát triển, cộng đoàn cần đầu tư, quan tâm và chăm sóc cho thế hệ trẻ. Ngài cho thấy, chính Chúa Giêsu cũng đã nói về tầm quan trọng của việc quan tâm đến các em nhỏ.
Bên cạnh đó, Đức cha còn nhấn mạnh đến vấn đề niềm tin của mỗi người. Ngài đưa ra những ví dụ cụ thể so sánh về niềm tin tôn giáo, không phải với mục đích để  lên án nhau, nhưng để mời gọi mọi người cần phải suy nghĩ về niềm tin của mình. Ngài cũng cho thấy, người ta thường nói “Vô tri thì bất mộ”, nhưng “vô tri” cũng có thể dẫn con người đi đến chỗ mê tín dị đoan. Do đó, mọi người cần phải học cho biết về Đấng mà mình tin thờ đó là ai.
Kết thúc thánh lễ, Đức cha cũng có những phần quà bánh kẹo và những cỗ tràng hạt để trao cho các em Thiếu nhi và cộng đoàn hiện diện.
Được biết, Giáo họ Trung Châu thành lập năm 1882, nhận Thánh Vínhsơn làm Bổn mạng. Ban đầu, các tín hữu dựng ngôi nhà thờ 5 gian tre vách rạ cạnh sông để làm nơi cầu nguyện sớm tối. Do thời cuộc, nhà thờ đã phải di chuyển và xây dựng nhiều lần. Ngôi nhà thờ hiện nay được xây dựng năm 2001 với chiều dài 20m rộng 8m. Số giáo dân của Giáo họ hiện nay là 35 nhân danh.
Trải qua hơn 130 năm hình thành và phát triển, Giáo họ Trung Châu có quyền tự hào về những trang sử hào hùng mà biết bao thế hệ cha anh đã gầy dựng. Hiện nay, Giáo họ đã và đang tiếp bước trong việc bảo vệ đức tin và phát huy truyền thống đạo đức của các bậc Tiền nhân.
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình
BTTGP
Nguồn tin: GP Thái Bình