Từ trường Urbanô nhìn sang Vatican Cựu sinh viên về hội ngộ nơi trường xưa ĐHY Nguyễn văn Thuận là cựu sinh viên ưu tú của trường |
- Vâng. còn rất nhiều chứ!
Thực ra khi viết về vườn rau quê hương ở Roma là tôi có ý nhập đề dẫn tới những vườn ươm và trồng người rất quan trọng khác ở Roma. Đó chính là các "chủng viện" - Seminarium(tiếng Latin có nghĩa là nơi gieo mầm, trồng người) các đại học giáo hoàng, các tu viện, các học xá đang cưu mang và huấn luyện một lớp người trẻ gồm các linh mục, chủng sinh, sinh viên, tu sĩ nam nữ Việt Nam, hầu trang bị cho họ một mớ "kiến thức căn bản" vững vàng, và một "tâm thức Công Giáo" phổ quát nồng cốt về Giáo Hội hoàn vũ, để sau này khi thành tài, về nhà họ sẽ phục vụ cho Giáo Hội và quê hương Việt nam một cách hiệu quả và chính đáng.
Mở trang sách Liên Tu Sĩ Việt nam Roma, chúng ta có thể đếm được tên của 80 linh mục, 60 chủng sinh và tu sinh, và trên 100 nữ tu Việt Nam hiện đang tu học ở giáo đô của Giáo Hội, trong số này hiện có chừng 10 vị đang đắc lực phục vụ trong các cơ quan và các bộ của Toà thánh. Đây là một số nhân lực rất lớn và hùng hậu mà Giáo Hội Việt Nam đang "trồng" và "vun tưới" tại thửa đất mầu mỡ của Giáo Hội, hy vọng một mai sẽ trổ những hoa trái thơm ngon và tươi mát...
Với một số nhân lực đông như vậy, các linh mục tu sĩ Việt Nam đang được thụ giáo và được huấn luyện tại nhiều trường khác nhau (nếu tính ra có thể đến cả 5 hay 6 chục học viện và trường lớp) với những chuyên ngành và nền tu đức khác nhau... Tuy nhiên trong tùy bút vắn tắt này, tôi xin được trình bầy về 3 ngôi trường rất đặc biệt do Bộ Truyền Giáo điều khiển mà ai trong giới giáo sĩ Việt Nam cũng biết là trong thế kỉ vừa qua đã cung cấp cho Giáo Hội Việt nam rật nhiều Linh mục và nhiều Giám mục lãnh đạo rất đáng qúi:
1/ Trường Giáo hoàng Urbano (chuyên đào tại sinh viên học thần học),
2/ Học viện thánh Phaolô (trước đây là Trường Triết học Propaganda Fide, và
3/ Trường thánh Phêro.
TRƯỜNG TRUYỀN GIÁO URBANO (cũng gọi tắt là Trường Thần học Urbanô, hay Trường Truyền giáo Urbanô)
Trường Truyền Giáo Urbanô tọa lạc trên đỉnh đồi Janiculum là một địa điểm lý tưởng nhất ở Roma, nhìn ngy cuống công trường thánh Phêrô. Nếu đứng từ công trường thánh Phêrô, quay lưng về cửa số Đức Thánh Cha, nhìn tới phía trước sẽ thấy một dinh thự vĩ đại trên đỉnh đồi đó chính là Trường này. Địa chỉ của Trường ở Urbano VIII, 16, Roma và thuộc đất ngoại thường của Vatican.
Bên cạnh Trường Truyền giáo Urbano (là nơi cư trú cho chủng sinh học thần học) còn có Trường Đại học Urbaniana có phương châm tiếng Latin là "Euntes docete" - Hãy Đi Giảng dạy - (Matthew 28:19). Trường Đại học Giáo Hoàng Urbanô, cũng gọi là Urbaniana theo cả Latin và Ý (Latin: Pontifica Universitas Urbaniana) là một trường đại học giáo hoàng thuộc thẩm quyền của Thánh Bộ Truyền giáo. Nhiệm vụ của trường chuyên đào tạo kiến thức chuyên môn cho các linh mục thuộc các xứ truyền giáo, rồi trong vài thập niên qua có thêm việc huấn luyện các tu sĩ và anh chị em giáo dân hầu phục vụ việc truyền giáo của Giáo Hội.
Hiện nay Đức Hồng Y Fernando Filoni là chưởng ấn và Bề trên là Cha Alberto Trevisiol, I.M.C. Đội ngũ giảng viên chuyên và các Khoa: Thần học, Triết học, Giáo Luật, và Truyền giáo học.
Trường này trước đây được thành lập chừng 400 năm ở Piazza di Spagna, nhưng từ năm 1962 được di chuyển về đồi Janiculum.
Nguồn gốc của Trường này là do Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII quyết định thành lập một trường đại học mới với qua tự sắcImmortalis Dei Filius vào ngày 1 tháng 8, năm 1627. Giáo hoàng Urbanô thấy nhu cầu cần thiết lập một chủng viện trung ương tại giáo đô Roma, từ nơi đây sẽ đào tạo các linh mục trẻ cho cả các quốc gia truyền giáo thời đó không có trường đại học riêng, và cũng cho các các nước đã có đại học nữa.
Mục đích là một trường cao đẳng quốc tế trung ương sẽ tạo cơ hội cho các linh mục làm quen với nhau và hình thành các mối quan hệ quốc tế hầu hiểu biết nhau hơn.
Thực ra khi viết về vườn rau quê hương ở Roma là tôi có ý nhập đề dẫn tới những vườn ươm và trồng người rất quan trọng khác ở Roma. Đó chính là các "chủng viện" - Seminarium(tiếng Latin có nghĩa là nơi gieo mầm, trồng người) các đại học giáo hoàng, các tu viện, các học xá đang cưu mang và huấn luyện một lớp người trẻ gồm các linh mục, chủng sinh, sinh viên, tu sĩ nam nữ Việt Nam, hầu trang bị cho họ một mớ "kiến thức căn bản" vững vàng, và một "tâm thức Công Giáo" phổ quát nồng cốt về Giáo Hội hoàn vũ, để sau này khi thành tài, về nhà họ sẽ phục vụ cho Giáo Hội và quê hương Việt nam một cách hiệu quả và chính đáng.
Mở trang sách Liên Tu Sĩ Việt nam Roma, chúng ta có thể đếm được tên của 80 linh mục, 60 chủng sinh và tu sinh, và trên 100 nữ tu Việt Nam hiện đang tu học ở giáo đô của Giáo Hội, trong số này hiện có chừng 10 vị đang đắc lực phục vụ trong các cơ quan và các bộ của Toà thánh. Đây là một số nhân lực rất lớn và hùng hậu mà Giáo Hội Việt Nam đang "trồng" và "vun tưới" tại thửa đất mầu mỡ của Giáo Hội, hy vọng một mai sẽ trổ những hoa trái thơm ngon và tươi mát...
Với một số nhân lực đông như vậy, các linh mục tu sĩ Việt Nam đang được thụ giáo và được huấn luyện tại nhiều trường khác nhau (nếu tính ra có thể đến cả 5 hay 6 chục học viện và trường lớp) với những chuyên ngành và nền tu đức khác nhau... Tuy nhiên trong tùy bút vắn tắt này, tôi xin được trình bầy về 3 ngôi trường rất đặc biệt do Bộ Truyền Giáo điều khiển mà ai trong giới giáo sĩ Việt Nam cũng biết là trong thế kỉ vừa qua đã cung cấp cho Giáo Hội Việt nam rật nhiều Linh mục và nhiều Giám mục lãnh đạo rất đáng qúi:
1/ Trường Giáo hoàng Urbano (chuyên đào tại sinh viên học thần học),
2/ Học viện thánh Phaolô (trước đây là Trường Triết học Propaganda Fide, và
3/ Trường thánh Phêro.
TRƯỜNG TRUYỀN GIÁO URBANO (cũng gọi tắt là Trường Thần học Urbanô, hay Trường Truyền giáo Urbanô)
Trường Truyền Giáo Urbanô tọa lạc trên đỉnh đồi Janiculum là một địa điểm lý tưởng nhất ở Roma, nhìn ngy cuống công trường thánh Phêrô. Nếu đứng từ công trường thánh Phêrô, quay lưng về cửa số Đức Thánh Cha, nhìn tới phía trước sẽ thấy một dinh thự vĩ đại trên đỉnh đồi đó chính là Trường này. Địa chỉ của Trường ở Urbano VIII, 16, Roma và thuộc đất ngoại thường của Vatican.
Bên cạnh Trường Truyền giáo Urbano (là nơi cư trú cho chủng sinh học thần học) còn có Trường Đại học Urbaniana có phương châm tiếng Latin là "Euntes docete" - Hãy Đi Giảng dạy - (Matthew 28:19). Trường Đại học Giáo Hoàng Urbanô, cũng gọi là Urbaniana theo cả Latin và Ý (Latin: Pontifica Universitas Urbaniana) là một trường đại học giáo hoàng thuộc thẩm quyền của Thánh Bộ Truyền giáo. Nhiệm vụ của trường chuyên đào tạo kiến thức chuyên môn cho các linh mục thuộc các xứ truyền giáo, rồi trong vài thập niên qua có thêm việc huấn luyện các tu sĩ và anh chị em giáo dân hầu phục vụ việc truyền giáo của Giáo Hội.
Hiện nay Đức Hồng Y Fernando Filoni là chưởng ấn và Bề trên là Cha Alberto Trevisiol, I.M.C. Đội ngũ giảng viên chuyên và các Khoa: Thần học, Triết học, Giáo Luật, và Truyền giáo học.
Trường này trước đây được thành lập chừng 400 năm ở Piazza di Spagna, nhưng từ năm 1962 được di chuyển về đồi Janiculum.
Nguồn gốc của Trường này là do Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII quyết định thành lập một trường đại học mới với qua tự sắcImmortalis Dei Filius vào ngày 1 tháng 8, năm 1627. Giáo hoàng Urbanô thấy nhu cầu cần thiết lập một chủng viện trung ương tại giáo đô Roma, từ nơi đây sẽ đào tạo các linh mục trẻ cho cả các quốc gia truyền giáo thời đó không có trường đại học riêng, và cũng cho các các nước đã có đại học nữa.
Mục đích là một trường cao đẳng quốc tế trung ương sẽ tạo cơ hội cho các linh mục làm quen với nhau và hình thành các mối quan hệ quốc tế hầu hiểu biết nhau hơn.
Hội Ngộ Niềm Tin 2003 tại ĐH Urbanô |
Cũng chính từ Trường Truyền Giáo Urbanô này đã có biết bao linh mục Việt Nam tiền bối được đào tạo. Khởi đầu là những tên tuổi như GM Ngô Đình Thục, TGM nguyễn văn Bình, GM Simon Hoà Nguyễn văn Hiền, GM Phạm Ngọc Chi, GM Lê Văn Ấn, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận...
Vào năm 1960, Trường được mở rộng thêm và thành lập Viện Nghiên cứu chủ nghĩa vô thần, trong đó, đưa ra các điều kiện lịch sử đã và đang làm thay đổi thế giới, với những thách thức toàn cầu hóa văn hóa của thế giới. Hiện đang có một hướng đi mới của Viện Nghiên cứu không tín ngưỡng và văn hóa.
Từ năm 1963, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi chiến cuộc, Giáo Hội Việt Nam lại có thể bắt đầu gửi các chủng sinh sang Trường Truyền giáo Roma để được thụ huấn. Lớp đầu tiên gồm có: Nguyễn chí Thiết và Trương văn Hiền.
Từ năm 1966 Trường Urbanô đã liên kết rất nhiều với các chủng viện và các viện nghiên cứu liên quan tới các phân khoa triết học, thần học, truyền giáo học và Giáo luật ở châu Phi, châu Á, và cả ở các nước châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Âu.
Năm 1975, Trường thành lập Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Trung tâm Nghiên cứu "Đức Hồng Y Newman" dành riêng cho các cựu sinh viên lừng lẫy của các trường Đại học.
Năm 2000 Đại học Giáo Hoàng Urbanô đã triển khai thực hiện, phối hợp với Viện Di cư Quốc tế Scalabrini (SIMI), về lĩnh vực nghiên cứu về Xã hội Nhân văn và lãnh vực Di Dân.
Trường Urbanô có một Thư viện rất giá trị, được hình thành từ hai bộ sưu tập có từ lâu đời: Lịch sử Thư viện Đại học Urbanô và Thư viện Giáo hoàng về Truyền Giáo được thêm vào từ năm 1979. Ngày nay, thư viện chứa khoảng 350.000 đầu sách, trong đó có hơn 9.000 sách được trưng bầy có thể truy cập trực tiếp tại phòng đọc sách; có 800 tạp chí và khoảng 4.000 lưu trữ; có khoảng 50.000 microfiches; và các tài liệu từ kho lưu trữ chuyên ngành khác nhau. Trong thư viện có khoảng 1.500 incunabula cuối thời Trung cổ, một bộ sưu tập các tập bản đồ hiếm, bản đồ địa lý in trong thế kỷ thứ XVI, và các bài giáo lý truyền giáo từ thế kỷ XVI trở đi. Thư viện được đặc biệt đáng chú ý vì bộ sưu tập của Trung Quốc và sưu tập tài nguyên Cựu Ước và Tân Ước.
Cựu sinh viên danh tiếng của Trường gồm những tên tuổi sau đây: Đức Hồng Y Lubomyr Husar của Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp học tại Urbaniana 1969-1972. ĐHY John Carberry (Đức Tổng Giám mục của St. Louis, USA); ĐHY Dennis Joseph Dougherty (tổng giám mục Philadelphia, USA); ĐHY Francis George (Tổng Giám Mục Chicago, USA); và ĐHY Edmund Szoka (Đức Tổng Giám mục của Detroit, USA). Từ các nước châu Phi bao gồm Đức Hồng Y Cựu sinh viên châu Á bao gồm Đức Hồng Y Emmanuel III Delly (Patriarch of Babylon của người Canđê); Đức Hồng Y Oswald Gracias (Tổng Giám Mục của Bombay); Đức Hồng Y Nicolas Cheong Jin-suk (Tổng Giám Mục Seoul); Đức Hồng Y Duraisamy Simon Lourdusamy (Trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương); Đức cố Hồng Y Francis Nguyễn Văn Thuận (Việt Nam, Công lý Hoà bình); Đức Hồng Y Michael Michai Kitbunchu (Đức Tổng Giám mục của Bangkok); Đức Hồng Y Malcolm Ranjith (Đức Tổng Giám mục của Colombo); và ĐHY John Tong Hon (Bishop của Hồng Kông). Cựu sinh viên châu Phi bao gồm ĐHY Francis Arinze (Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích), Đức Hồng Y Bernard Arge (Đức Tổng Giám mục của Abidjan); Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya (Tổng Giám Mục Kinsasha); và Emmanuel Wamala (Đức Tổng Giám mục của Kampala). Đức Hồng Y Lubomyr Husar, chính Đức Tổng Giám mục của Kiev-Galicia trong Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp, cũng là một cựu sinh viên.
TRƯỜNG TRIẾT HỌC PONTIFICIO COLLEGIO URBANO FILOSOFICO DE PROPAGANDA FIDE, nay là COLLEGIO SAN PAOLO
Vào năm 1960, Trường được mở rộng thêm và thành lập Viện Nghiên cứu chủ nghĩa vô thần, trong đó, đưa ra các điều kiện lịch sử đã và đang làm thay đổi thế giới, với những thách thức toàn cầu hóa văn hóa của thế giới. Hiện đang có một hướng đi mới của Viện Nghiên cứu không tín ngưỡng và văn hóa.
Từ năm 1963, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi chiến cuộc, Giáo Hội Việt Nam lại có thể bắt đầu gửi các chủng sinh sang Trường Truyền giáo Roma để được thụ huấn. Lớp đầu tiên gồm có: Nguyễn chí Thiết và Trương văn Hiền.
Từ năm 1966 Trường Urbanô đã liên kết rất nhiều với các chủng viện và các viện nghiên cứu liên quan tới các phân khoa triết học, thần học, truyền giáo học và Giáo luật ở châu Phi, châu Á, và cả ở các nước châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Âu.
Năm 1975, Trường thành lập Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Trung tâm Nghiên cứu "Đức Hồng Y Newman" dành riêng cho các cựu sinh viên lừng lẫy của các trường Đại học.
Năm 2000 Đại học Giáo Hoàng Urbanô đã triển khai thực hiện, phối hợp với Viện Di cư Quốc tế Scalabrini (SIMI), về lĩnh vực nghiên cứu về Xã hội Nhân văn và lãnh vực Di Dân.
Trường Urbanô có một Thư viện rất giá trị, được hình thành từ hai bộ sưu tập có từ lâu đời: Lịch sử Thư viện Đại học Urbanô và Thư viện Giáo hoàng về Truyền Giáo được thêm vào từ năm 1979. Ngày nay, thư viện chứa khoảng 350.000 đầu sách, trong đó có hơn 9.000 sách được trưng bầy có thể truy cập trực tiếp tại phòng đọc sách; có 800 tạp chí và khoảng 4.000 lưu trữ; có khoảng 50.000 microfiches; và các tài liệu từ kho lưu trữ chuyên ngành khác nhau. Trong thư viện có khoảng 1.500 incunabula cuối thời Trung cổ, một bộ sưu tập các tập bản đồ hiếm, bản đồ địa lý in trong thế kỷ thứ XVI, và các bài giáo lý truyền giáo từ thế kỷ XVI trở đi. Thư viện được đặc biệt đáng chú ý vì bộ sưu tập của Trung Quốc và sưu tập tài nguyên Cựu Ước và Tân Ước.
Cựu sinh viên danh tiếng của Trường gồm những tên tuổi sau đây: Đức Hồng Y Lubomyr Husar của Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp học tại Urbaniana 1969-1972. ĐHY John Carberry (Đức Tổng Giám mục của St. Louis, USA); ĐHY Dennis Joseph Dougherty (tổng giám mục Philadelphia, USA); ĐHY Francis George (Tổng Giám Mục Chicago, USA); và ĐHY Edmund Szoka (Đức Tổng Giám mục của Detroit, USA). Từ các nước châu Phi bao gồm Đức Hồng Y Cựu sinh viên châu Á bao gồm Đức Hồng Y Emmanuel III Delly (Patriarch of Babylon của người Canđê); Đức Hồng Y Oswald Gracias (Tổng Giám Mục của Bombay); Đức Hồng Y Nicolas Cheong Jin-suk (Tổng Giám Mục Seoul); Đức Hồng Y Duraisamy Simon Lourdusamy (Trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương); Đức cố Hồng Y Francis Nguyễn Văn Thuận (Việt Nam, Công lý Hoà bình); Đức Hồng Y Michael Michai Kitbunchu (Đức Tổng Giám mục của Bangkok); Đức Hồng Y Malcolm Ranjith (Đức Tổng Giám mục của Colombo); và ĐHY John Tong Hon (Bishop của Hồng Kông). Cựu sinh viên châu Phi bao gồm ĐHY Francis Arinze (Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích), Đức Hồng Y Bernard Arge (Đức Tổng Giám mục của Abidjan); Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya (Tổng Giám Mục Kinsasha); và Emmanuel Wamala (Đức Tổng Giám mục của Kampala). Đức Hồng Y Lubomyr Husar, chính Đức Tổng Giám mục của Kiev-Galicia trong Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp, cũng là một cựu sinh viên.
TRƯỜNG TRIẾT HỌC PONTIFICIO COLLEGIO URBANO FILOSOFICO DE PROPAGANDA FIDE, nay là COLLEGIO SAN PAOLO
Các Chủng Sinh VN năm 1968 tại Roma Linh mục và Tu sinh ngày nay Về trường xưa và thăm Cha Phó Bề trên Bùi Công Trác |
Thời kỳ sau Công đồng Vatican II, có nhu cầu huấn luyện thêm các chủng sinh từ các xứ truyền giáo mà trường Urbaniana không còn đủ chỗ, nên cần xây thêm trường mới. Truyện kể lại rằng nước Úc khi đó cũng muốn xây một đại chủng viện tại Roma như nhiều quốc gia đã có đại chủng viện riêng mình ở kinh thành muôn thuở. Bộ Truyền giáo đề nghị với Úc là thay vì xây đại chủng viện riêng cho mình, nên góp xức xây một đại chủng viện chung cho Truyền giáo. Thánh Bộ Truyền giáo quyết định xây dựng một trường đại học mới dành cho sinh viên của các khóa học triết học.
Trường mới được đặt tên là "Đại học Giáo Hoàng Urbanô Cao đẳng Triết Propaganda Fide", và được chính thức khai trương vào ngày 03 tháng 12 năm 1965 bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Những sinh viên đầu tiên của Trường này gồm có: Lớp Triết II gồm Bùi văn Đọc, Nguyễn văn Thành, Trần Hoành; Lớp Triết I gồm: Đinh Đức Đạo, Trần Mạnh Duyệt, Bùi Văn Muôn, Trần Công Ngự, sau thêm Trần Công Nghị và Đoàn Xuân Sơn.
Lớp tiếp theo gồm có: Trần Xuân Tiếu, Bùi Trang Nghiêm, Hồ Ngọc Thỉnh, Vũ văn Vượng, Nguyễn Sáng, Nguyễn Trung Điểm, Trịnh văn Phát, Lê Ngọc Ẩn, Phạm Văn Tuệ, Nguyễn Văn Châu. Các lớp kế tiếp gồm có: Nguyễn Văn Tốt, Bùi Ngọc Tỷ, Trần Cao Tường, v.v…
Các chủng sinh sau 2 hay 3 năm học Triết học ở trường này xong thì sẽ được chuyển lên học Thần học tại Trường Đại học Urbanô trên đồi Janiculum, gần Vatican. Và thường sau 4 hay 5 năm học thần học sẽ được thụ phong Linh mục ở đây. Rồi tuỳ sự quyết định của Bộ Truyền giáo và Giám mục bản quyền tân Linh mục đó có thể tiếp tục theo học lấy văn bằng Cử nhân hay Tiến sĩ Thần học, Triết học, Giáo luật hay Tu đức…
Những năm cuối thập niên 1960 là thời kỳ phát triển nhất của Trường về mọi mặt, riêng Việt Nam có một sĩ số khá đông vì mỗi địa phận được cử 2 sinh viên sang học Trường này và vì thế cũng có nhiều sinh hoạt khởi sắc như ca nhạc, văn nghệ… Dịp Tết năm 1969 có tổ chức Văn nghệ Tết gồm cả trình diễn nhạc cảnh “Con đường Cái Quan từ Bắc vô Nam” bao gồm cả các vũ điệu dân tộc và hợp ca. Dịp đầu tiên giới thiệu văn hóa Việt cho Cộng đoàn quốc tế và dân Ý.
Sau một thời gian ngắn đình chỉ các hoạt động từ 1974 đến 1977, nhà trường nay có tên mới là Trường Thánh Phaolô Tông Đồ (Pontificio Collegio San Paolo Apostolo). Để đáp ứng nhu cầu của các Giáo Hội truyền giáo, nhà trường mở rộng việc đào tạo các linh mục tới đây trau dồi n h các chuyên ngành. Trường Thánh Phaolô Tông Đồ có khoảng 200 linh mục đến từ các vùng lãnh thổ Truyền giáo, theo học các khoa khác nhau gồm: Thần học, Truyền giáo, Giáo luật, Lịch sử Giáo Hội…
Các linh mục sinh viên đến từ 50 quốc gia thuộc các châu lục. Thời gian lưu trú học có thể kéo dài từ hai đến bốn năm, tùy thuộc vào các chuyên ngành, và trong thời gian này, họ chia sẻ giữa họ những kinh nghiệm và những giá trị của nền văn hóa khác nhau thuộc xứ truyền giáo.
Thật hãnh diện và vinh dự cho Việt Nam vì hiện nay có Cha Giuse Bùi Công Trác thuộc TGP Saigòn là Phó Bề Trên của Trường này. Ngài chia sẻ cho biết Trường vừa mới mừng 50 năm thành lập vào tháng 6 năm 2015 vừa qua. Thật thời gian qua nhanh, mới thoáng đây mà giờ nhìn lại đã là 50 năm…
TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ
Trường Urbanô và Trường Triết học Urbanô trước đây chuyên việc huấn luyện các chủng sinh thành linh mục, vì thế việc nếu các giáo phận thuộc các xứ truyền giáo muốn gửi các linh mục tới Roma để thụ giáo n h thì các vị này sẽ được cư trú tại Trường thánh Phêrô. Trường này chỉ nhận các linh mục chứ không nhận chủng sinh, và thường các linh mục ở đây học n h các chuyên ngành như giáo luật, tu đức, thánh mẫu học, v.v… Rất nhiều linh mục Việt Nam thuộc các giáo phận Miền Nam đã được thụ huấn và cư ngụ tại Trường Thánh Phêrô.
Trên đây chỉ trình bầy sơ lược về 3 ngôi trường mà trước đây đa số chủng sinh và linh mục Việt nam theo học. Ngày nay hiện có rất nhiều các học viện, đại học, dòng tu ở Roma đang đáp ứng việc huấn luyện rất đa dạng cho nhu cầu ngày cáng nhiều của các tu sĩ nam nữ thuộc các Dòng và Tu Hội từ Việt nam.
Nhu cầu được làm quen với truyền thống Giáo Hội hoàn vũ và học biết được “tâm thức Công Giáo” là rất quan trọng, nên các giáo phận và các dòng tu đều muốn gửi người mình tới giáo đô Vatican. Chính vì lý do này mà Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong một lần đến thăm trường đại học Urbanô vào ngày 19 tháng 10 1980, đã phát biểu với giáo viên và sinh viên trường như sau: “Trường đại học n hem – tôi có thể nhấn mạnh một lần nữa – là giống như bê tông nền tảng, là dấu hiệu hữu hình về sự phổ quát của Giáo Hội, trong đó n h ẩn sự hiệp nhất trong sự đa dạng của mọi dân tộc… Trong một cách rất đặc biệt, biểu lộ sự sống động và tươi mới, về mối quan hệ giữa sứ điệp Kitô giáo và các nền văn hóa khác nhau”.
Lần này ghé vào thăm ngôi trường cũ, tôi vui mừng vì cũng có dịp gặp lại các n hem và bạn bè cũ từng cộng tác với nhau trong nhiều năm qua như: Đức ông Hoàng Minh Thắng (Radio Vatican), Đức ông Phan Văn Hiền (Công lý Hòa bình), Cha Nguyễn tất Thắng (Bộ Dòng tu), Cha phó bề trên Trường thánh Phaolô Bùi công Trác, Cha Trần Mạnh Duyệt (giám đốc Foyer Phát diệm), và còn nhiều n hem linh mục và nữ tu đang tu học bên này.
Trường mới được đặt tên là "Đại học Giáo Hoàng Urbanô Cao đẳng Triết Propaganda Fide", và được chính thức khai trương vào ngày 03 tháng 12 năm 1965 bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Những sinh viên đầu tiên của Trường này gồm có: Lớp Triết II gồm Bùi văn Đọc, Nguyễn văn Thành, Trần Hoành; Lớp Triết I gồm: Đinh Đức Đạo, Trần Mạnh Duyệt, Bùi Văn Muôn, Trần Công Ngự, sau thêm Trần Công Nghị và Đoàn Xuân Sơn.
Lớp tiếp theo gồm có: Trần Xuân Tiếu, Bùi Trang Nghiêm, Hồ Ngọc Thỉnh, Vũ văn Vượng, Nguyễn Sáng, Nguyễn Trung Điểm, Trịnh văn Phát, Lê Ngọc Ẩn, Phạm Văn Tuệ, Nguyễn Văn Châu. Các lớp kế tiếp gồm có: Nguyễn Văn Tốt, Bùi Ngọc Tỷ, Trần Cao Tường, v.v…
Các chủng sinh sau 2 hay 3 năm học Triết học ở trường này xong thì sẽ được chuyển lên học Thần học tại Trường Đại học Urbanô trên đồi Janiculum, gần Vatican. Và thường sau 4 hay 5 năm học thần học sẽ được thụ phong Linh mục ở đây. Rồi tuỳ sự quyết định của Bộ Truyền giáo và Giám mục bản quyền tân Linh mục đó có thể tiếp tục theo học lấy văn bằng Cử nhân hay Tiến sĩ Thần học, Triết học, Giáo luật hay Tu đức…
Những năm cuối thập niên 1960 là thời kỳ phát triển nhất của Trường về mọi mặt, riêng Việt Nam có một sĩ số khá đông vì mỗi địa phận được cử 2 sinh viên sang học Trường này và vì thế cũng có nhiều sinh hoạt khởi sắc như ca nhạc, văn nghệ… Dịp Tết năm 1969 có tổ chức Văn nghệ Tết gồm cả trình diễn nhạc cảnh “Con đường Cái Quan từ Bắc vô Nam” bao gồm cả các vũ điệu dân tộc và hợp ca. Dịp đầu tiên giới thiệu văn hóa Việt cho Cộng đoàn quốc tế và dân Ý.
Sau một thời gian ngắn đình chỉ các hoạt động từ 1974 đến 1977, nhà trường nay có tên mới là Trường Thánh Phaolô Tông Đồ (Pontificio Collegio San Paolo Apostolo). Để đáp ứng nhu cầu của các Giáo Hội truyền giáo, nhà trường mở rộng việc đào tạo các linh mục tới đây trau dồi n h các chuyên ngành. Trường Thánh Phaolô Tông Đồ có khoảng 200 linh mục đến từ các vùng lãnh thổ Truyền giáo, theo học các khoa khác nhau gồm: Thần học, Truyền giáo, Giáo luật, Lịch sử Giáo Hội…
Các linh mục sinh viên đến từ 50 quốc gia thuộc các châu lục. Thời gian lưu trú học có thể kéo dài từ hai đến bốn năm, tùy thuộc vào các chuyên ngành, và trong thời gian này, họ chia sẻ giữa họ những kinh nghiệm và những giá trị của nền văn hóa khác nhau thuộc xứ truyền giáo.
Thật hãnh diện và vinh dự cho Việt Nam vì hiện nay có Cha Giuse Bùi Công Trác thuộc TGP Saigòn là Phó Bề Trên của Trường này. Ngài chia sẻ cho biết Trường vừa mới mừng 50 năm thành lập vào tháng 6 năm 2015 vừa qua. Thật thời gian qua nhanh, mới thoáng đây mà giờ nhìn lại đã là 50 năm…
TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ
Trường Urbanô và Trường Triết học Urbanô trước đây chuyên việc huấn luyện các chủng sinh thành linh mục, vì thế việc nếu các giáo phận thuộc các xứ truyền giáo muốn gửi các linh mục tới Roma để thụ giáo n h thì các vị này sẽ được cư trú tại Trường thánh Phêrô. Trường này chỉ nhận các linh mục chứ không nhận chủng sinh, và thường các linh mục ở đây học n h các chuyên ngành như giáo luật, tu đức, thánh mẫu học, v.v… Rất nhiều linh mục Việt Nam thuộc các giáo phận Miền Nam đã được thụ huấn và cư ngụ tại Trường Thánh Phêrô.
Trên đây chỉ trình bầy sơ lược về 3 ngôi trường mà trước đây đa số chủng sinh và linh mục Việt nam theo học. Ngày nay hiện có rất nhiều các học viện, đại học, dòng tu ở Roma đang đáp ứng việc huấn luyện rất đa dạng cho nhu cầu ngày cáng nhiều của các tu sĩ nam nữ thuộc các Dòng và Tu Hội từ Việt nam.
Nhu cầu được làm quen với truyền thống Giáo Hội hoàn vũ và học biết được “tâm thức Công Giáo” là rất quan trọng, nên các giáo phận và các dòng tu đều muốn gửi người mình tới giáo đô Vatican. Chính vì lý do này mà Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong một lần đến thăm trường đại học Urbanô vào ngày 19 tháng 10 1980, đã phát biểu với giáo viên và sinh viên trường như sau: “Trường đại học n hem – tôi có thể nhấn mạnh một lần nữa – là giống như bê tông nền tảng, là dấu hiệu hữu hình về sự phổ quát của Giáo Hội, trong đó n h ẩn sự hiệp nhất trong sự đa dạng của mọi dân tộc… Trong một cách rất đặc biệt, biểu lộ sự sống động và tươi mới, về mối quan hệ giữa sứ điệp Kitô giáo và các nền văn hóa khác nhau”.
Lần này ghé vào thăm ngôi trường cũ, tôi vui mừng vì cũng có dịp gặp lại các n hem và bạn bè cũ từng cộng tác với nhau trong nhiều năm qua như: Đức ông Hoàng Minh Thắng (Radio Vatican), Đức ông Phan Văn Hiền (Công lý Hòa bình), Cha Nguyễn tất Thắng (Bộ Dòng tu), Cha phó bề trên Trường thánh Phaolô Bùi công Trác, Cha Trần Mạnh Duyệt (giám đốc Foyer Phát diệm), và còn nhiều n hem linh mục và nữ tu đang tu học bên này.
Năm 1968: Đức TGM Bình gặp chủng sinh Saigòn với trang phục chính thức của trường
Cha Thắng OP, Cha Phó GĐ Trác, Cha GĐ Duyệt, Đ.Ô. Thắng, Cha Nghị
(Lm Trần Công Nghị, VCN 13.09.2015)
EmoticonEmoticon