Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Công Giáo Thế Giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Công Giáo Thế Giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Mẹ Têrêsa có thể được tuyên thánh vào năm tới 2016

Add Comment


Tòa Thánh đã hoàn thành tiến trình điều tra án tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa, và việc tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa có thể sẽ diễn ra vào năm tới.

Các tài liệu liên quan đến tiến trình điều tra án tuyên thánh đã được trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài có thể sẽ triệu tập một công nghị các Hồng Y vào tháng Hai, 2016 để thông báo ngày giờ và địa điểm tổ chức lễ tuyên thánh cho Chân Phước Têrêsa. Tờ Malayala Manorama của Công Giáo tại Kerela, Ấn Độ cho biết như trên.

Theo tờ báo trên việc tuyên thánh có thể được tổ chức trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót, bắt đầu vào ngày 08 tháng 12 năm nay và kéo dài đến ngày 20 tháng 11 năm tới. Ngày mẹ Têrêsa qua đời là ngày 5 tháng Chín được xem như là một ngày tốt nhất cho việc tuyên thánh.

Tháng 8 vừa qua, việc chữa lành cho một người đàn ông Ba Tây thuộc giáo phận Santos ở Sao Paulo bị một khối u não ác tính đã được khẳng định như một phép lạ nhờ lời cầu bầu của Mẹ Têrêsa.

Đức Hồng Y Mar Baselios Cleemis, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Malabar và Đức Hồng Y Oswald Gracias và xin Đức Giáo Hoàng đến thăm Ấn Độ.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng cuối cùng đến thăm Ấn Độ vào năm 1986 và 1999.

Đặng Tự Do

Tám tên du đảng tại Đức ra tòa vì ăn trộm các nhà thờ để tài trợ cho quân khủng bố Hồi Giáo IS

Add Comment


Một nhóm tám tên du đảng đã phải ra tòa tại thành phố Cologne miền tây nước Đức. Những kẻ này bị cáo buộc đột nhập vào các nhà thờ và trường học để ăn trộm kiếm tiền tài trợ cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Syria và Iraq. Chúng đã trộm cắp trong một khoảng thời gian bốn năm qua trước khi bị bắt.

Hôm thứ Ba, 20/10, một tòa án tại Cologne đã xử một băng nhóm bị cáo buộc đã đánh cắp các tài sản của các nhà thờ khắp Cologne và Siegen giữa năm 2011 và 2014, với trị giá không dưới 19,000 Euros. Thông thường, trước khi rút lui, chúng còn gây thêm những thiệt hại trên những thứ không thể lấy đi được như đập phá các ảnh tượng.
 
Công tố viên trưởng Nadja Gudermann nói với bồi thẩm đoàn rằng 8 tên này đã đột nhập vào các nhà thờ đánh cắp các hộp thu tiền quyên góp trong các thánh lễ, các chén lễ và nhiều vật dụng khác “dành riêng cho các nghi lễ trong nhà thờ và việc thờ phượng tôn giáo.”
 
Những kẻ này cũng ăn cắp các máy tính xách tay và một thẻ rút tiền mặt từ một số trường học. Tiền ăn trộm được sử dụng để giúp tài trợ cho các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan tại Syria. Chính xác chúng đã lấy được bao nhiêu tiền và chuyển giao cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS bao nhiêu vẫn chưa biết được và không phải là trọng tâm của phiên tòa này.
 
Cầm đầu băng đảng này là một thanh niên Ma-rốc mà công tố viên nói đã xuất hiện trong phần nói tiếng Đức của một video trên YouTube, trong đó y khuyến khích người Hồi giáo chiến đấu cho cái gọi là thánh chiến. Một phát ngôn viên của tòa án nói rằng cờ “Nhà nước Hồi giáo” đã được nhìn thấy trong đoạn video. Tên cầm đầu này năm nay 26 tuổi đã tới Syria để tham dự một khóa huấn luyện trong một doanh trại quân đội của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
 
Ba trong số tám người bị bắt sẽ phải ra tòa tại thành phố lân cận Dusseldorf về các cáo buộc khác liên quan đến việc hỗ trợ cho một tổ chức khủng bố nước ngoài.
 
Đặng Tự Do

Nhà thờ ở California đưa đơn kiện chống việc bắt buộc tài trợ phá thai trong Chương Trình Y Tế

Add Comment


Nhà thờ ở California đưa đơn kiện chống việc bắt buộc tài trợ phá thai trong Chương Trình Y Tế

( CNSNews.com ) - Ba nhà thờ ở California hôm Thứ Sáu đã đệ đơn kiện chống lại Phòng Quản lý Chăm sóc Sức khỏe ( DMHC ) của California như là một phần của cuộc chiến chống lại sự phân loại của DMHC năm ngoái về phá thai do bà mẹ yêu cầu (gọi là phá thai tự chọn) như một "dịch vụ y tế cơ bản , " bắt buộc bảo hiểm phá thai ở tất cả các chương trình chăm sóc y tế tiểu bang không có miễn trừ tôn giáo.

Phòng DMHC của California đã viết trong một văn thư vào tháng tám 2014 gởi đến bảy công ty bảo hiểm yêu cầu phải bao gồm việc phá thai tự chọn trong chương trình sức khỏe của họ mà không có ngoại lệ . Văn thư được gởi ra vì có sự khiếu nại sau khi Trường Đại Học Santa Clara và Loyola Marymount loại bỏ sự phá thai tự chọn đối với chương trình bảo hiểm của các nhân viên của họ vì lý do tôn giáo.

Văn thư viện dẫn Hiến pháp California và Luật Kế Hoạch Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Knox – Keene 1975, trong đó "đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản " là việc hợp lý cũng như việc bắt buộc thực hiện phá thai.

Hiệp Hội Bảo vệ Tự do ( ADF ) đã đệ đơn kiện lên Tòa án Quận Hạt Hoa Kỳ cho các quận ở phía Đông của California , thay mặt cho nhà thờ Foothill ở Glendora, Calvary Chapel Chino Hills ở Chino , và The Shepherd of the Hills ở Porter Ranch.

Các nhà thờ đang kiện Michelle Rouillard , giám đốc của phòng DMHC , người đã ban hành văn thư , và đang tìm kiếm biện pháp ngăn chặn cũng như quyết định của tòa chống lại sự bắt buộc thực hiện phá thai.

Các vụ kiện ghi nhận rằng các nhà thờ đã đang tìm kiếm một cách để "cung cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên của họ mà không bao gồm chi phí phải trả cho việc phá thai , " vì họ tin rằng "phá thai là giết chết một con người vô tội."

" Bởi vì không có sự miễn trừ trong việc bắt buộc thực hiện phá thai , chương trình bảo hiểm y tế của nhóm nguyên đơn đã bị thay đổi, nó bao gồm cả việc bảo hiểm phá thai tự chọn mà không được phép của họ cũng như không màng tới sự phản đối của họ , " các vụ kiện chỉ ra như vậy.

Vụ kiện cũng cáo buộc là Phòng DMHC " nhận ra rằng các nguyên đơn và những người khác đã thực sự trung thành với niềm tin tôn giáo của mình về chống lại việc trả tiền cho hoặc cung cấp bảo hiểm cho phá thai , " thế mà Phòng DMHC vẫn còn " khuyến khích các công ty bảo hiểm che giấu những thay đổi này bằng cách thông báo cho họ rằng họ có thể " bỏ qua bất cứ văn bản nào trong chương trình bảo hiểm sức khỏe mà nó đề cập tới việc bảo hiểm thực hiện phá thai."

Vào đầu năm ngoái , ADF đệ đơn khiếu nại trực tiếp với Phòng DMHC , cho rằng việc bắt buộc thực hiện phá thai của Phòng này là vi phạm luật liên bang , cụ thể là Tu chính án Hyde - Weldon trong đó "cấm các cơ quan chính phủ nhận tài trợ liên bang phân biệt đối xử đối với những người từ chối tham gia vào việc phá thai hay bảo hiểm cho việc phá thai."

ADF và Hội Bảo Vệ Luật Pháp Trong Đời Sống đã chính thức nộp đơn khiếu nại với Sở Phục Vụ Nhân Viên và Sức Khỏe Hoa Kỳ chống lại Phòng DMHC vào tháng Mười năm 2014. Tuy nhiên , vụ kiện cho biết rằng : " Cho đến nay , Sở Phục Vụ Nhân Viên và Sức Khỏe Hoa Kỳ và Phòng Dân Quyền đã không cho biết liệu họ có ý định thực thi các sửa đổi Hyde - Weldon , dẫn đến việc nguyên đơn đệ trình vụ kiện này hay không ."

" Phá thai tự chọn không phải là một phần của ' chăm sóc y tế cơ bản ," Jeremiah Galus, luật sư tố tụng nhân sự của ADF đã nói rằng " Họ không có quyền buộc các nhà thờ phải cung cấp bảo hiểm y tế khi mà các dịch vụ ấy hỗ trợ cho việc giết người trái với niềm tin của nhà thờ. Chúng tôi hy vọng tòa án sẽ yêu cầu California thi hành theo Hiến Pháp và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của các nhà thờ này.

" Bởi vì Obamacare đòi hỏi bảo hiểm y tế , và California đòi bảo hiểm phá thai trong bất kỳ chương trình bảo hiểm y tế , các nhà thờ này đang thực sự không có cách nào khác để chọn là trả tiền cho việc phá thai, " Galus giải thích.

"Thật là vô lý! " ông nói thêm , "chính phủ không đòi hỏi các nhà thờ California trả tiền bảo hiểm ngừa thai lại đòi họ phải trả tiền bảo hiểm phá thai tự chọn . California không nên buộc nhà thờ phải lựa chọn giữa những xác tín sâu xa nhất của họ và luật bắt buộc thi hành phá thai, một đòi buộc bất hợp pháp và không cần thiết của chính phủ.”

Giuse Thẩm Nguyễn

Pope is pop, flash mob của các nữ tù nhân ở Rôma

Add Comment
Theo Radio Vatican cho biết, đây là buổi nhạc flash mob đầu tiên trong một nhà tù của Ý, nhà tù này có một phân bộ riêng cho nữ tù nhân. Họ cũng mở một tài khoản trên Twitter lấy tên là: @POPEisPOP .


Các nữ tù nhân này đến từ Nam Mỹ, các nước Ả Rập, Đông Âu và nước Ý, họ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau. Họ cùng nhau nhảy theo một bản nhạc được viết cho Đức Giáo hoàng và có tên là Pope is pop: đây là bản nhạc dành riêng cho Đức Phanxicô trong Năm Thánh của Lòng thương xót.
Sinh hoạt này ở trong chương trình giáo dục trị liệu mà phân bộ nữ giới của nhà tù Rebibbia thực hiện cho các nữ tù nhân.
Ngày hôm đó, bà Ida Del Grosso, giám đốc nhà tù cũng sẽ đọc một bài diễn văn với sự hiện diện của Igor Nogarotto, người thực hiện chương trình «Pope is pop».
Sau đây là một phiên bản nhí của điệp flash mob “Pope is Pop”

IFrame
Nguồn tin: Phanxico

Những người chống đối Đạo Luật Obamacare có các nữ tu là đồng minh

Add Comment


Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp xúc với các nữ tu Dòng Chị em Bé Mọn của Người Nghèo tháng qua để bầy tỏ sự hỗ trợ của ngài đối với sự phản kháng của các sơ về những đòi hỏi của Obamacare.

Washington Post: Trong một vụ kiện được đưa lên Toà Thượng Thẩm Hoa Kỳ về sự đòi hỏi của Obamacare về các biện pháp ngừa thai đã được đưa lên trang đầu của báo chí nhờ các nữ tu. Những người chống đối các đòi hỏi này đã tìm được nơi các nữ tu Dòng Chị em Bé Mọn của Những Nhà Dưỡng Lão cho Người Nghèo Khó (Little Sisters of the Poor Home for the Aged), những đồng minh của họ.

Thật vậy, các nữ tu đã được sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài gặp gỡ họ trong một cuộc tiếp xúc dài 35 phút trong chuyến ngài viếng thăm Hoa Thịnh Đốn tháng vừa qua. Các sơ đã hối hả rời Thánh Lễ buổi sáng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyện Tội để gặp Đức Thánh Cha. 

Tuy nhiên chính phủ Obama cho hay có vấn để thủ tục đối với trường hợp của các sơ, đó là sự kiện các nhân viên tại các cơ sở dành cho các người cao niên có nhận được trợ giúp về các dịch vụ ngừa thai trong bảo hiểm sức khỏe của họ hay không, giống như các nhân viên ở bất cứ nơi nào khác, và do đó phải cung cấp điều này cho họ. Các Nữ Tu này có trụ sở tại Baltimore, và có 30 nhà dưỡng lão trên toàn quốc Hoa Kỳ. Vụ kiện của các sơ liên quan đến một nhà già tại Denver.

Có trên năm vụ kiện tương tự đang được Toà Thượng Thẩm phán quyết. Theo ông Donald B. Verilli, Jr. thì các vụ kiện kia có những căn cứ chính đáng hơn để được xét xử so với vụ của các sơ.
Các vụ kiện nêu lý do là Obamacare bảo đảm cho sự chăm sóc sức khỏe của phụ nữ, và Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự đã giải thích là các phụ nữ có bảo hiểm của một chương trình y tế cho một nhóm (group health plan) có thể nhận được các dịch vụ ngừa thai miễn phí.

Từ đầu chỉ có các tổ chức tôn giáo như các nhà thờ mới được miễn phí. Nhưng sau khi các tổ chức tôn giáo khác như các đại học, bệnh viện, và cơ quan bác ái từ thiện phản đối, thì chính phủ đã điều chỉnh quy chế như sau: (1) Muốn được hưởng quy chế này, các cơ quan phải chứng nhận với công ty bảo hiểm là họ chống lại việc cung cấp các dịch vụ ngừa thai. (2) Họ cũng có thể viết thư cho chính phủ để xác định như vậy và cho biết tên của công ty bảo hiểm. Sau đó thì các công ty bảo hiểm và chính phủ sẽ căn cứ vào đó mà cung cấp các dịch vụ hay không.

Tuy nhiên các nhóm chống đối nói rằng cả hai biện pháp nêu trên đều khiến cho các dịch vụ ngừa thai có thể được cung cấp – và việc này khiến cho họ trở thành đồng lõa cho những hành động họ coi là tội lỗi.

Trong sáu vụ kiện thì vụ của các sơ hấp dẫn và thu hút sự hỗ trợ của những ai chống đối các đòi hỏi của chính phủ. Vì các sơ đã nêu lên hình ảnh của “một chính phủ đối chọi với một nhóm nữ tu”. Và Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự đã từ chối không miễn trừ cho những người làm việc với các sơ Dòng Chị em Bé Mọn của Những Nhà Dưỡng Lão cho Người Nghèo Khó – là một nhóm các sơ đã tuyên hứa vâng lời Đức Thánh Cha.
Vụ kiện của họ yêu cầu các thẩm phán toà Thượng Thẩm không những chỉ để ý đến việc bảo vệ các Nữ Tu theo Đạo Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo (Religious Freedom Restoration Act) mà còn phải chú ý đến những gì Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định nữa. 

Các thẩm phán toà Thượng Thẩm sẽ duyệt xét sơ khởi các vụ kiện này trong một buổi họp kín vào cuối tháng mười. Họ không cần phải lựa chọn giữa vụ kiện của các sơ và các vụ khác mà chính phủ ưa thích hơn. Họ có thể xem xét cả hai hay lựa chọn các vụ kia vì cả hai bên đều muốn có dịp được xuất hiện tại toà Thượng Thẩm để nói lên tiếng nói của họ.

Bùi Hữu Thư

Thống kê về tình trạng giáo dục Công Giáo trên toàn thế giới

Add Comment


Trong lĩnh vực giáo dục, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Giáo Hội Công Giáo điều hành 73,263 trường mẫu giáo với 6,963,669 học sinh; 96,822 trường tiểu học với 32,254,204 học sinh; 45,699 trường trung học với 19,407,417 học sinh. Các cơ sở khác của Giáo Hội như Đại Học và Cao Đẳng cung cấp các hình thức giáo dục đa dạng cho 2,309,797 học sinh trung học, và 2,727,940 sinh viên đại học.

Bên cạnh đó, còn có 367,679 giáo dân tham gia vào các hoạt động truyền giáo, tăng 5,191 anh chị em so với năm 2012. Số tăng cao nhất là tại châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu; và giảm nhẹ tại châu Đại Dương.

Giáo Hội còn có một mạng lưới 3,157,568 giáo lý viên. Giảm 13,075 giáo lý viên so với năm 2012. Số giáo lý viên tăng đáng kể ở châu Phi và châu Á, nhưng giảm mạnh ở Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Giáo Hội có 118,251 đại chủng sinh, giảm mất 1,800 người. Con số gia tăng chỉ xảy ra ở châu Phi, trong khi giảm tại tất cả các châu khác.

Con số đại chủng sinh của các giáo phận lớn là 71,537, của các dòng là 46,714. Chủng sinh của giáo phận tăng tại châu Phi và châu Á, trong khi giảm ở châu Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương. Chủng sinh các dòng giảm tại tất cả các lục địa.

Có tổng cộng 101, 928 tiểu chủng sinh, giảm 775 người so với năm 2012.


Đặng Tự Do

Dân số Công Giáo tăng hơn 25 triệu người trên thế giới

Add Comment


Như mọi năm, nhân Khánh Nhật Truyền Giáo, năm nay được tổ chức vào Chúa Nhật 18 tháng 10, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình của Giáo Hội khắp nơi trên thế giới. Các con số thống kê được trích từ bản mới nhất của “Niên Giám Tòa Thánh”.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, dân số thế giới là 7,093,798,000, tăng 70,421,000 người so với cùng thời gian một năm trước. Mức tăng dân số xảy ra trên mọi lục địa, nhiều nhất là châu Á và châu Phi; tiếp theo là Mỹ; châu Âu và châu Đại Dương.

Trong cùng thời gian này người Công Giáo trên toàn thế giới là 1,253,926,000, tăng 25,305,000 người so với năm trước. Mức tăng mạnh nhất là tại châu Mỹ và châu Phi; tiếp theo là châu Á; châu Âu và châu Đại Dương.

Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ người Công Giáo so với dân số thế giới là 17.59%. Con số này là 17.68% vào cuối năm 2013, nghĩa là tăng 0.09 %. Tỷ lệ tăng nhanh nhất là ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu trong khi có sự giảm nhẹ tại châu Đại Dương.

Toàn thể Giáo Hội có 2,989 giáo phận, nghĩa là có thêm 8 giáo phận mới tại châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Đại Dương.

Có 1,871 cứ điểm truyền giáo có các linh mục thường trú, tăng 24 so với năm 2012. Con số gia tăng nhanh nhất là tại châu Phi, châu Á và châu Đại Dương, nhưng giảm tại châu Mỹ và châu Âu.

Giáo Hội có đến 133,869 cứ điểm truyền giáo không có các linh mục thường trú, tăng 3,074 chủ yếu tại châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Đại Dương; và giảm mất 2 cứ điểm ở châu Âu.

Đặng Tự Do

Thống kê về hàng giáo sĩ Công Giáo trên toàn thế giới

Add Comment


Tính đến ngày 11 tháng 9 năm 2015, Giáo Hội có 219 Hồng Y trong đó có 118 vị có quyền bầu Giáo Hoàng.

Châu Âu có 114 vị trong đó có 54 vị Hồng Y cử tri. Bắc Mỹ có 23 vị trong đó có 15 vị Hồng Y cử tri. Trung Mỹ có 8 vị trong đó có 6 vị Hồng Y cử tri. Nam Mỹ có 26 vị trong đó có 12 vị Hồng Y cử tri. Châu Á có 22 vị trong đó có 14 vị Hồng Y cử tri. Châu Phi có 21 vị trong đó có 14 vị Hồng Y cử tri. Châu Đại Dương có 5 vị trong đó có 3 vị Hồng Y cử tri.
 
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Giáo Hội có 5,173 Giám Mục, nghĩa là tăng 40 vị so với năm 2012. Những năm trước, số các Giám Mục triều gia tăng trong khi số các Giám Mục dòng giảm sút. Trong năm 2013, cả hai con số đều tăng lên.
 
Tổng số Giám Mục triều là 3,945, trong khi số Giám Mục dòng là 1,228. Con số các Giám Mục triều tăng tại tất cả các châu lục, và giảm tại châu Đại Dương. Số lượng các Giám Mục dòng gia tăng tại trên mọi châu lục, và không thay đổi tại châu Đại Dương.
 
Tổng số linh mục trên thế giới lên đến 415,348 nghĩa là tăng 1,035 vị so với năm 2012. Con số tăng trưởng nhanh nhất là ở châu Phi, châu Mỹ và châu Á; trong khi giảm mạnh ở châu Âu và giảm nhẹ ở châu Đại Dương.
 
Tổng số linh mục triều là 280,532 vị, nghĩa là tăng 917 vị. Con số tăng trưởng nhanh nhất là ở châu Phi, châu Mỹ và châu Á; trong khi giảm mạnh ở châu Âu và giảm nhẹ ở châu Đại Dương.
 
Tổng số linh mục dòng là 134,816 vị, nghĩa là tăng 64 vị. Con số tăng trưởng nhanh nhất là ở châu Phi và châu Á; trong khi giảm mạnh ở châu Âu, châu Mỹ và giảm nhẹ ở châu Đại Dương.
 
Tổng số Phó tế vĩnh viễn trên thế giới là 43,195 vị, tăng 1,091 vị. Con số tăng trưởng nhanh nhất là ở châu Mỹ và châu Âu, trong khi tăng nhẹ ở châu Phi, châu Á và châu Đại Dương
 
Tổng số nam tu sĩ không có chức linh mục là 55,253 vị giảm 61 vị. Châu Phi giảm 218 vị, châu Âu giảm 133 vị. Nhưng bù lại, châu Mỹ tăng 45 vị, châu Á tăng 167 vị và châu Đại Dương tăng 78 vị.
 
Tổng số nữ tu trên toàn thế giới là 693,575 chị tăng 8,954 chị. Số nữ tu tăng nhanh nhất là tại châu Phi và châu Á, trong khi giảm ở Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương.
 
Đặng Tự Do,

Người Palestine đốt phá ngôi mộ ông Giuse con tổ phụ Giacóp

Add Comment


Căng thẳng giữa Do Thái và Palestine tiếp tục dâng cao sau gần một tháng bạo động. Chiều tối thứ Sáu 16 tháng 10, những người biểu tình đã đốt cháy một đền thờ Do Thái ở Tây Ngạn. Trong khi đó, tại Hebron, một kẻ tấn công giả mạo như là một nhà báo đã đâm một người lính Israel trước khi bị bắn chết.
 
Quân đội Israel cho biết khoảng 100 người đã đổ về đền thờ có ngôi mộ của ông Giuse, con của tổ phụ Giacóp tại thành phố Nablus trong khu vực do người Palestine kiểm soát và đốt phá đền thờ này trước khi lực lượng an ninh Palestine đến và đẩy lui những kẻ phá hoại. 

Sách Sáng Thế Ký, từ chương 37 đến chương cuối cùng là chương 50, đã thuật lại câu chuyện của ông Giuse từ khi bị các anh em bán sang Ai cập cho đến cuối đời.

Ngôi mộ ông Giuse đã được tôn kính trong nhiều thế kỷ qua bởi người Do Thái, người Samaritanô, các Kitô hữu và cả người Hồi giáo.

Một tuyên bố của quân đội Do Thái về các cuộc tấn công đền thờ này cho biết: “Chúng tôi xem vụ việc này là rất nghiêm trọng và mạnh mẽ lên án bất kỳ cuộc tấn công vào các đền thờ. Chúng tôi sẽ tìm và bắt giữ những ai đốt phá”.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã lên án vụ tấn công. Ông ra lệnh cho sửa chữa ngay các thiệt hại và mở một cuộc điều tra vụ đốt phá này.

Một tuyên bố từ văn phòng của ông Abbas nói: “Tổng thống mạnh mẽ lên án hành vi này và tất cả mọi hành động vi phạm pháp luật và trật tự, xuyên tạc nền văn hóa, đạo đức và tôn giáo của chúng ta.”

Vài giờ sau đó, một kẻ tấn công người Palestine giả làm nhà báo đã dùng dao đâm bị thương một người lính Israel trước khi bị bắn chết gần thị trấn Hebron.
 

 
Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Israel và các vùng lãnh thổ Palestine lên án vụ tấn công và kêu gọi các tổ chức truyền thông Palestine kiểm soát chặt chẽ tất cả thông tín viên của mình.

Những bất ổn đã nổ ra chủ yếu ở Giêrusalem và Tây Ngạn trước khi lan sang dải Gaza. Đây là những vụ bạo động nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua năm, đến nay đã cướp đi mạng sống của 35 người Palestine và 7 người Israel. Trong số những người Palestine bị thiệt mạng có 11 kẻ đã dùng dao tấn công ngẫu nhiên vào người Do Thái trên đường phố hay trên xe buýt.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về tình hình nghiêm trọng trong khu vực. Trong khi đó, lực lượng Hamas, đang kiểm soát dải Gaza, tiếp tục kêu gọi “các cuộc biểu tình cuồng nộ” trong tất cả các thành phố ở Tây Ngạn.
 
Đặng Tự Do

Quốc hội Ba Lan đón nhận thánh tích của Thánh Gioan Phaolô II

Add Comment


Tại Ba Lan, một thánh tích của Thánh Gioan Phaolô II –là một giọt máu của ngài đựng trong mộtchiếc ống nhỏ–, đã được chính thức đặt tại nhà nguyện của Quốc hội Ba Lan vào ngày thứ Sáu 16-10-2015. Điều này đã được Thượng nghị sĩ Ba Lan Kazimierz Jaworski công bố, ngay khi khởi đầu dự án này. Đây là một sự kiện thuần túy tôn giáo. Ông Jaworski hứa rằng “chúng tôi sẽ không sử dụng việc này vào mục đích chính trị”, ông cũng nhấn mạnh rằng các thượng nghị sĩ thuộc phe đa số và phe đối lập đều tham gia vào việc quyên góp để có được thánh tích này.

Thánh tích được trao cho Quốc hội từ tay của vị cựu thư ký của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II là Đức hồng yStanislaw Dziwisz, Tổng giám mục Krakow.

Trong nhà nguyện của Quốc hội Ba Lan cũng có chiếc ghế mà Thánh Gioan Phaolô II đã ngồi vào năm 1999, khi ngài đọc diễn văn trước Quốc hội Ba Lan.

Cũng cần nói thêm rằng Đức giáo hoàng Phanxicô sẽ đến Krakow, Ba Lan vào tháng Tám 2016 để chủ toạ Ngày Giớitrẻ Thế giới. Ngài sẽ đi theo bước chân của vị tiền nhiệm, là người đã bổ nhiệm ngài làm giám mục năm 1992 và hồng y vào năm 2001. Mặc dù tính tình rất khác nhau, hai vị giáo hoàng đều thực hành lòng đạo đức bình dân cách sâu xa, đặc biệt đối với Lòng Chúa thương xót. Đức Gioan Phaolô II là người thiết lập lễ kính Lòng Chúa thương xót vào năm 2000, và chính vào lễ kính Lòng Chúa thương xót năm 2014 mà Đức giáo hoàng Phanxicô đã tuyên thánh cho Đức Gioan Phaolô II.
 
Minh Đức
WHĐ

Thương thuyết giữa Vatican và Trung quốc

Add Comment


Trung quốc sẽ có thể đi vào trong một giai đoạn quan hệ mới với Tòa Thánh.

 

Bắc Kinh, 10.2015 (cath.ch-apic) Ngày 11 tháng 10, một phái đoàn đại diện Vatican đã đến Bắc Kinh, đây là lần thứ hai trong một loạt thương thuyết với nhà cầm quyền Trung quốc, hãng thông tấn Ucanews xác nhận dựa trên các nguồn tin địa phương. Nhưng một bí mật tuyệt đối bao quanh các cuộc tiếp xúc này.
 
Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh có một loạt đàn áp chống tôn giáo đang xảy ra ở Trung quốc. Chính quyền trung ương đang có chính sách «trung quốc hóa» tôn giáo, nhằm giới hạn, nếu không muốn nói là loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nước ngoài. Theo một vài tin tức, nhà cầm quyền phụ trách lo về vấn đề tôn giáo ở bang Chiết Giang đòi hỏi các linh mục viết tuyên bố về sự lĩnh hội của mình trong việc trung quốc hóa này. Các đòi hỏi  này đã xảy ra ngay ngày hôm sau, 8 tháng 10, khi nhật báo của Nhà nước, tờ ‘Zhongguo Mingzu Bao’ đăng một bài báo nhắc lại tất cả sinh hoạt tôn giáo phải do người Trung quốc đảm trách, không cần đến sự tham dự của nước ngoài. Bài báo cho rằng Quốc gia phải quản lý các giới hạn trong việc quản trị các địa phận và phong các giám mục, đó là hai điểm bất bình chính giữa Trung quốc và Vatican. Không một thông tin nào về nội dung hay kết quả của các cuộc thương thuyết được lọt ra. Nhưng ngày 28 tháng 9 vừa qua, trên chuyến bay từ Mỹ về Rôma, Đức Phanxicô đã công khai khẳng định là có các cuộc thương thuyết này. “Chúng tôi đã có những cuộc tiếp xúc, chúng tôi đã nói chuyện và phải đi tới đàng trước. Nhưng đối với tôi, có một người bạn, có một xứ sở bạn như Trung quốc, nước có một nền văn hóa và có nhiều khả năng để làm điều tốt, đó là một niềm vui”, Đức Phanxicô tuyên bố.
 
Trong buổi phỏng vấn mới nhất với ký giả Caroline Pigozzi của tờ Paris Match, nói về Trung Quốc, Đức Phanxicô cho biết: ‘Trung Quốc ở trong trái tim tôi. Ở đây này (Ngài chỉ vào lồng ngực mình) Luôn luôn.’
 
Marta An Nguyễn chuyển dịch

Linh mục sống sót qua trại lao động Trung Quốc, nhớ lại đau khổ như là ơn ích

Add Comment


Cha Matthew Koo, kể lại những ngày bị giam trong trại lao động Trung Quốc suốt 30 năm, chỉ vì lòng sùng kính với Đức Mẹ, và cha cho biết dù những gì trải qua thật đau đớn, nhưng cũng đầy phúc lành.

‘Ôi, tôi nghĩ hi sinh này là ơn Chúa. Mọi người bảo rằng, ‘cha chịu quá nhiều đau khổ’ còn tôi thì nói rằng, ‘nếu không chịu đau khổ làm sao tôi được như thế này?’
 
Cha Koo là người gốc Thượng Hải, ở Trung Quốc đại lục. Sau khi vào chủng viện vào năm 1953, hai năm sau cha bị bắt vì là thành viên hoạt động của Lêgiô, và bị tuyên án 5 năm tù ở trại lao động.
 
Thường được gọi là ‘trại cải tạo,’ các trại lao động này là một hệ thống nhà tù ở Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, vốn thường dùng để giam giữ các tù nhân phạm tội nhẹ, với các hình phạt được tuyên án bởi công an hơn là hệ thống tòa án.
 
Được Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng vào năm 1955, để trừng phạt những người chống đối cách mạng, luật này cho phép công an tuyên án những người bị xem là ‘phản cách mạng’ hay là những người tuyên truyền các tư tưởng ‘chống xã hội chủ nghĩa.’ Và đây cũng là công cụ để đàn áp bách hại các Kitô hữu trong nước, những người đã và đang trải qua quá nhiều khó khăn đến tận ngày nay.
 
Các tù nhân bị tuyên án, mà không cần xét xử hay lời chứng, và cũng không có xem xét lại, cho đến tận khi người đó mãn hạn tù.
 
Kể lại đêm mình bị bắt, cha Koo cho biết là vào năm 1955, ‘nhân dịp lễ Sinh nhật Đức Mẹ’ các viên chức chính quyền đến chủng viện, và bắt các linh mục, giáo sư và chủng sinh.’
 
‘Tội mà họ quy cho tôi là vì tôi theo Lêgiô. Tôi gia nhập Lêgiô từ thời trung học. Mà theo họ, thì đây là một tội ác, nên họ bắt tôi. Đầu tiên, họ đày tôi đi trong 5 năm. Tôi bị kết án mà không có thẩm phán, cũng không có luật sư.’
 
Vài năm sau, khi chủ tịch mới được bầu lên, chính sách tòa án cũng có thay đổi, vậy nên cha bị đem ra trước tòa, và bị cáo buộc các tội như ‘Ông Koo phủ nhận mình là người phản cách mạng,’ và ‘Ông Koo phủ nhận việc Lêgiô là một tổ chức phản cách mạng,’ và vì thế mà cha bị tuyên án thêm 3 năm tù nữa.
 
‘Vậy nên, tôi phải ở lại trại lao động, làm các việc tay chân như làm gạch và đào đất.’ Trong trại cũng có một chủng sinh cùng đội với ngài.
 
Cha Koo kể lại rằng, sau khi lao động cả ngày, họ cùng lần hạt với nhau. Nhưng sau khi các giám thị tìm được một mảnh giấy của một chủng sinh khác viết cho cha Koo bảo cha cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng để ngài ‘trung thành với Thiên Chúa và không bao giờ thỏa hiệp đức tin của chúng ta.’ thì cha bị tuyên án thêm 7 năm nữa.
 
Vậy là án của cha tổng cộng đến 10 năm, nên cha bị chuyển đến trại lao động ở tỉnh Thanh Hải, gần Tây Tạng, một nơi rất lạnh.
 
‘Bất hạnh thay, những năm đó là đại hạn hán ở Trung Quốc, suốt 3 năm ròng. Vậy nên, chúng tôi không có gì để ăn. Và sức khỏe của tôi ngày càng đi xuống, cho đến khi tôi chỉ còn hơn 40kgvà không đi nổi, không thể làm việc nổi
 
Cha Koo cho biết, tình trạng suy sụp sức khỏe này kéo dài hơn năm rưỡi, và sau một thời gian, cha tìm ra cách để phục hồi cho mình.
 
‘Tôi chăm sóc cho những người bệnh, và tôi có thêm đồ để ăn. Và sau khi khỏe hơn tôi có thể lao động trở lại. Tôi xay bột. Từ sáng cho đến tối … và tôi mong được làm việc này cả năm.’
 
Mười năm trôi qua,’ dù đã mãn hạn, nhưng cha vẫn bị buộc ở lại trại lao động, ‘vẫn làm những việc cũ, vẫn nơi ở cũ, thức ăn vẫn thế, nhưng được trả thêm chút tiền.’
 
‘Chúng tôi có thể mua thuốc lá. Nhưng tiền dùng trong ba ngày là hết.’ Và cha cứ phải ở trong trại đó thêm 19 năm nữa.
 
Trong 30 năm làm việc trong trại lao động, cha Koo nhấn mạnh hai năm làm việc bên cạnh giám mục Joseph Fan, người cũng bị tù, và đã phong chức chui cho cha trong một nhà nguyện nhỏ khi cả hai được thả.
 
Giám mục Fan vừa qua đời hồi tháng 7, thọ 97 tuổi, trong nhà quản thúc của chính quyền Trung Quốc.
Nhìn lại đời mình, cha  Koo cho biết, dù đau đớn, nhưng thời gian trong trại là ‘ơn Chúa’ và nhờ những gì đã trải qua mà cha được dịp đến Roma và tiếp kiến với hai Đức Giáo hoàng.
 
‘Vậy chuyện xấu thành nên chuyện tốt. Thế nên chúng tôi tạ ơn Chúa vì mọi sự. Và chúng tôi hạnh phúc trong lòng … Chúng tôi bình an trong lòng. Chúa Giêsu hứa cho chúng tôi sự sống sau đời này, vậy nên chúng tôi rất hạnh phúc.’
 
Cha Koo cũng nói về lễ kỷ niệm 60 năm lần đầu tiên mở trại lao động ở Trung Quốc, sẽ diễn ra vào ngày 08-9 năm sau, và cha thêm rằng các tù nhân từ khắp thế giới sẽ về dự.
 
Khi được hỏi về tình hình Kitô hữu ở Trung Quốc có tiến triển gì không, cha cho biết chính quyền đã ‘nới tay hơn trước một chút,’ và năm ngoái khi một linh mục cử hành thánh lễ trong một nhà máy, thì công an có đến để giải tán … nhưng không bắt ai.
 
‘Nếu chuyện này xảy ra cách đây 30 hay 40 năm trước, thì có người sẽ phải đi tù. Vậy nên chúng tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi có thể thương lượng với các viên chức chính quyền.’
 
Cha nhận định rằng ngay lúc này, ‘thật bất khả thi’ và ‘rất khó, vì rất nhiều lý do’ không thể phát triển quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Vatican được. Nhưng cha khẳng định ‘Vatican luôn luôn vươn ra với Trung Quốc.’
 
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Người mẹ Hồi giáo chúc lành cho lễ phong chức người con làm linh mục Công giáo

Add Comment


Sự kiện này diễn ra hôm 10-10, tại nhà nguyện của Đại chủng viện Maumere trên đảo Flores. Mười một phó tế, thuộc dòng Ngôi lời, được phong chức bởi Đức cha incensius Poto Kota Pr, Tổng Giám mục Ende.


Bà Sites Asiyah, mang trang phục Hồi giáo, đi cùng con trai mình, phó tế Robertus B. Asiyanto, và đặt tay lên đầu thầy, với sự chứng giám của người cha nuôi đang ngồi nơi hàng ghế đầu cùng với toàn thể gia đình. Bà cho biết, ‘Tôi thực sự hạnh phúc khi thấy con trai mình được truyền chức linh mục Công giáo.’

Đảo Flores, thuộc tỉnh Nusa Taggara phía đông, là nơi có mật độ người Công giáo đông nhất nước Indonesia, chiếm đa số dân cư trên đảo. Ở Java, miền trung, đa số dân là người Hồi giáo, nhưng nhiều tu sỹ nam nữ Công giáo có xuất thân từ các gia đình Hồi giáo, và đây không phải là chuyện hiếm.

Còn ở Sumatra miền nam, có câu chuyện nổi tiếng hai chị em sinh đôi theo hai con đường khác nhau: một người sốt sắng theo Hồi giáo, và đã hành hương đến Mecca, người kia theo Công giáo và gia nhập dòng Nữ tử Trái tim Đức Mẹ ở Merauke, trên đảo Papua. Cả hai đều hạnh phúc và giữ quan hệ tốt với gia đình.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Linh mục bị ISIS bắt cóc và cuộc chạy trốn đã trở về

Add Comment


Linh mục Jacques Mourad: “Tôi núp bằng cách giả trang thành người Hồi giáo”
 
Hai ngày sau khi được tự do, linh mục công giáo người Syria Mourad kể tình trạng mình bị bắt và cuộc chạy trốn bằng xe mô tô.
 
“Gần như ngày nào cũng có người vào phòng giam của tôi và hỏi tôi: ‘Ông là ai?’. Tôi trả lời: ‘Tôi là người nadarêen, có nghĩa là Kitô hữu.’ ‘Vậy thì ông là người bất trung, họ hét lên, vì ông là người bất trung, hoặc ông phải trở lại đạo Hồi giáo, hoặc chúng tôi cắt cổ ông.’ nhưng tôi chưa bao giờ ký giấy bỏ đạo”, cha Jacques Mourad kể trong cuộc phỏng vấn với JT, kênh truyền hình công giáo Ý TV2000. Ngày thứ bảy 10-10 vừa qua, linh mục công giáo người Syria được trả tự do ở Syria sau năm tháng bị bắt cóc.
 
Bị giam giữa 250 tín hữu Kitô khác
 
Là thành viên của Cộng đoàn Al-Khalil, linh mục Mourad điều khiển tu viện đại kết Mar Elian, kế cận thành phố  Qaryatayn, cách Palmyre khoảng một trăm cây số. Tu viện này nổi tiếng vì trong những năm 2013 và 2014 đã đón nhận hàng trăm người tị nạn Kitô giáo và Hồi giáo trốn từ những ngôi làng bên cạnh. Hai tháng sau khi cha Mourad bị bắt cóc, thành phố và tu viện bị người Hồi giáo chiếm, họ dùng xe cần cẩu giật sập tu viện và bắt đi 230 người trong số đó có 60 tín hữu Kitô.
 
Linh mục kể, cha bị bắt cóc ngày 21 tháng 5, những người thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo Tự xưng nhốt cha bốn ngày trong một chiếc xe giữa rừng núi trước khi chuyển cha đến Raqqa và giam cha ở đây 3 tháng, sau đó ngày 11 tháng 8, họ chuyển cha đến một nơi không xa Palmyre, nơi “họ giam giữ 250 tín hữu Kitô khác”. Linh mục Mourad cho biết ngài chưa bao giờ sợ chết: “Đó là phép lạ của Chúa: bị tù và chờ ngày chết nhưng cảm nhận mình được bình an sâu đậm tù tận đáy lòng… Tôi không sợ chết vì danh Chúa, tôi không phải là người đầu tiên cũng không phải là người cuối cùng, nhưng là một người tử đạo giữa muôn vàn người tử đạo khác vì Chúa Kitô”.
 
Giải thoát
 
Còn về việc tôi được giải thoát, cha kể rất ít chi tiết: “Tôi giả trang thành người Hồi giáo, và với sự giúp đỡ của một người bạn Hồi giáo, tôi trốn bằng xe mô tô” cho đến Zeydal, gần Homs, cha chỉ nói chừng đó với ký giả Ý. Hôm nay, cùng với một linh mục chính thống và vài người bạn Hồi giáo và Bédouin, cha cố gắng cứu 200 tín hữu khác đang còn bị giam cầm. Hãng tin TV2000 cho biết, bốn mươi người trong số họ đã trốn được.
 


Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch