Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham gia vào buổi tập trung liên tôn tại Ground Zero ở Nữu Ước. Sau khi đến nơi, ngài đã dành một vài phút với gia đình các nạn nhân 11/9. Cùng đi với Đức Thánh Cha là cựu thị trưởng Nữu Ước Michael Bloomberg và Đức Hồng y Timothy Dolan.
Đại diện 12 tôn giáo tham gia với Đức Thánh Cha trong buổi cầu nguyện: Kitô giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Sikh, Ấn giáo và những tôn giáo khác, tất cả đều kêu gọi hòa bình. Trước khi Thánh Cha phát biểu, một giáo sĩ Do Thái nói lời cầu nguyện cho những người quá cố.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha giải thích rằng đài tưởng niệm là nơi để ghi nhớ bạo lực chỉ gây ra đau khổ và đau đớn. Nó còn gây ra những nạn nhân vô tội, với danh tính và diện mạo, bởi những người có uy quyền không thể tìm ra giải pháp để sống chung với nhau.
Mặc dù một nơi chồng chất đau thương và tang tóc, nhưng Đức Thánh Cha đã nói về những khía cạnh tốt đẹp hơn của nhân loại.
Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Ở đây, giữa những đau thương và tang tóc, chúng ta cũng có một cảm giác mãnh liệt của đức tính anh hùng mà những người có khả năng, tiềm tàng sức mạnh mà từ đó chúng ta có thể rút ra. Trong sâu thẳm của đau thương và tang tóc, các bạn cũng đã chứng kiến những đỉnh cao của sự hào phóng và phục vụ. Những bàn tay chìa ra, sức sống được mang lại.”
Ngài nhớ lại, những tấm gương, những hành động anh hùng của nhân viên cứu hỏa thành phố Nữu Ước, những người đã bước vào tòa tháp khi họ đang bị thiêu đốt. Ngài nói rằng những hành động như thế cho thấy sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Nơi của sự chết này cũng đã trở thành nơi của sự sống, nơi của những sự sống được cứu vớt, một bài thánh cho niềm vui chiến thắng của sự sống vượt lên trên những người chủ trương sự hủy diệt và chết chóc, sự lành vượt lên trên sự dữ, hòa giải và hiệp nhất vượt lên trên hận thù và chia rẽ.”
Tôn giáo, bất chấp sự khác biệt của nó, có thể làm được rất nhiều để đạt được hòa bình, Đức Thánh Cha giải thích. Họ cần phải cùng nhau làm việc.
Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Đối với tất cả những dị biệt và bất đồng của chúng ta, chúng ta có thể sống trong một thế giới hòa bình. Bằng sự phản đối mọi nỗ lực để tạo ra một sự hiệp nhất cứng nhắc, chúng ta cần và phải xây dựng sự hiệp nhất trên cơ sở đa dạng của chúng ta về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo, và cất cao giọng chống lại mọi thứ mà đại diện cho cách hiệp nhất như vậy.”
Để đạt được hòa giải, Đức Thánh Cha giải thích, loại bỏ sự căm ghét là điều cần thiết. Ngài nhấn mạnh rằng hòa bình có thể đến mọi ngóc ngách của thế giới. Ngài dẫn một lời cầu nguyện thầm lặng.
Sau khi những người tham dự đã trao đổi một cử chỉ hòa bình, Đức Thánh Cha kết thúc chuyến thăm của ngài tại Đài tưởng niệm tại Ground Zero, ngài tới thăm viện bảo tàng để hồi tưởng thảm kịch này.
Jos. Tú Nạc, NMS
EmoticonEmoticon