Hiển thị các bài đăng có nhãn . VATICAN TV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn . VATICAN TV. Hiển thị tất cả bài đăng

Vì sao Đức Phanxicô dâng hoa cho Đức Mẹ?

Add Comment
Tôi vừa trở lại đạo và tôi phải thú nhận, tôi hơi bối rối khi thấy Đức Phanxicô dâng hoa cho Đức Mẹ. Nhưng tôi hiểu, ngài tôn kính Mẹ mình, Mẹ của chúng ta, Mẹ của Giáo hội.


Như các bạn đã thấy: trong chuyến đi Mỹ, mỗi lần Đức Phanxicô vào một nhà thờ, việc trước hết là ngài đến dâng hoa dưới chân Đức Mẹ, trong một nhà nguyện kế bên dành tôn kính Đức Mẹ. Ngài thinh lặng và ở đó chiêm niệm. Ở bất cứ nhà thờ nào ngài đến, ngài cũng dâng hoa cho Đức Mẹ.

Và sau chuyến đi dài chín ngày, sau một đêm dài trên máy bay từ Philadelphia về Rôma, trong khi các ký giả tháp tùng ngài chỉ mong nhanh chóng về nhà hay về khách sạn nghỉ ngơi, thì Đức Phanxicô đi thẳng đến đền thờ Đức Bà Cả để cám ơn Đức Mẹ về chuyến đi của mình và để dâng hoa lên Đức Mẹ.

Tôi vừa mới trở lại đạo công giáo nên tôi hơi bối rối trước hành vi này. Tôi không được nuôi dạy trong truyền thống kính Đức Mẹ vào tháng năm. Tôi hiểu tầm quan trọng của việc tôn kính Đức Mẹ nhưng tôi không hiểu thói quen dâng món quà vật chất trước ảnh tượng nghệ thuật của Đức Mẹ.

Ngày cuối cùng chuyến đi Mỹ của Đức Giáo hoàng, sau khi xem lễ ngày chúa nhật ở nhà thờ trong khu vực của tôi ở Washington, tôi quyết định đi viếng Đức Mẹ. Tôi thấy ở đây có nhiều bà lớn tuổi nhưng nhiều nhất là các bà Phi Luật Tân. Tôi quỳ trước tượng Đức Mẹ Maria bồng Chúa Giêsu và tôi quan sát. Thành thật mà nói, tôi chẳng thấy gì ngoài bức tượng thạch cao trắng nhưng tôi ngạc nhiên khi thấy ánh mắt Đức Mẹ nhìn tôi, ánh mắt diễn tả tình mẫu tử, trìu mến, bàn tay mở ra tự nhiên như muốn mời tôi. Rõ ràng các bức tượng này được các nghệ sĩ tạo ra để làm chúng ta ngạc nhiên và để kích thích trí tưởng tượng của chúng ta, để chúng ta có thể chiêm ngắm Mẹ Maria như mẹ của mình. Các bức tượng Mẹ Maria nhắc cho chúng ta nhớ Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu nhưng cũng là Mẹ của chúng ta. Và để đáp trả thì chúng ta phải có lòng tôn kính Mẹ. Đức Phanxicô là người con chí hiếu của Đức Mẹ, ngài luôn dâng hoa cho Mẹ mình!
PopeFrancis-HolyMary.jpg

Tại sao phải dâng hoa?

«Dâng hoa cho Đức Mẹ, ‘Lời chào của dân La Mã’, đó là dấu hiệu lòng biết ơn của chúng ta đối với vai trò của Mẹ trong lịch sử cứu độ. Bông hoa là tặng vật của thiên nhiên. Đôi khi chúng ta cần một cái gì mang lại cảm giác và có thể nhìn được để nối kết với cái gì ở ngoài nhân loại, ở ngoài thế giới chúng ta. Dâng một tặng vật trần thế ở ngoài câu chữ và lời cầu nguyện. Đó là nói lên lòng biết ơn của một người con đối với người mẹ yêu thương của mình, thì chỉ làm cho tâm hồn chúng ta tốt hơn lên.»

Khi nhìn thấy các bó hóa dưới chân Đức Mẹ, chúng ta nhớ lại tình yêu của Mẹ cho chúng ta, tình yêu này dẫn đến một cái đẹp cao cả, một niềm hy vọng cho cuộc sống chúng ta.

Các bó hoa cũng nhắc chúng ta nhớ đến thế giới hữu hình, một biểu tượng cho thực tế thiêng liêng của quan hệ của chúng ta với Đức Mẹ.

Các bài giảng và các bài diễn văn của Đức Giáo hoàng trong chuyến đi Mỹ là chất liệu phong phú để chúng ta suy nghĩ và cảm hứng. Cũng như từ một tuần nay, tôi cảm nhận hành vi đơn sơ và thường xuyên tôn kính Đức Mẹ của ngài đã làm cho tôi được phong phú.

Còn các bạn, tôi không biết các bạn đã dâng hoa cho Đức Mẹ chưa, nếu chưa, các bạn chờ gì mà chưa dâng?

(Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 26.10.2015/
fr.aleteia.org, Zelda Caldwell, 2015-20-23)

Cha Lombardi bác bỏ tin Đức Thánh Cha bị ung thư não

Add Comment


VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh mạnh mẽ bác bỏ tin do một tờ báo Italia (Quotidiano Nazionale) tung ra nói rằng ĐTC bị ung thư não bộ ”nhẹ”.
 
Tuyên bố sáng ngày 20-10-2015, Cha Lombardi nói: ”Việc phổ biến tin tức hoàn toàn vô căn cứ về sức khỏe của ĐTC do một tờ báo Italia là điều vô trách nhiệm trầm trọng và không đáng để ý. Ngoài ra, cũng như tất cả đều thấy, ĐGH luôn thi hành không gián đoạn hoạt động rất khẩn trương của ngài một cách hoàn toàn bình thường”.
 
 Hôm 21-10-2015, hãng tin ADNkronos của Italia lại nói rằng một bác sĩ chuyên khoa ung thư não là ông Takanori Fukushima, hồi tháng giêng năm nay, đã bay trực thăng từ Pisa về Roma để khám bệnh cho ĐGH. Bác sĩ này đã xin bệnh viện San Rossore, mà ông là tư vấn từ lâu, cho phép dùng máy bay trực thăng ấy vì ông cần di chuyển mau lẹ. Ngoài Nhật bản, Ông cũng hoạt động tại Hoa Kỳ. Ông được coi là một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất về ung thư và các bệnh về nào”.
 
 Tuy nhiên trong cuộc họp báo trưa ngày 21-10-2015 tại Vatican, Cha Lombardi xác quyết không có bác sĩ nào người Nhật đến Vatican để khám bệnh cho ĐGH, và cũng chẳng có cuộc khám như tờ báo đã nói. Cha cho biết đã tham khảo các nguồn tin liên hệ ở Vatican, kể cả ĐTC Phanxicô, để kiểm chứng.
 
 Cha Lombardi cũng kể rằng bên cạnh tin nói là ĐGH bị ung thư, tờ báo nói trên còn đăng bài phỏng vấn 1 bác sĩ Italiam giáo sư Maira, đang ở New York, Hoa Kỳ, về bệnh ung thư óc, mà không hề nói gì về tin ĐGH. Sáng ngày 21-10-2015 bác sĩ đó đã tự ý điện thoại cho cha Lombardi bày tỏ sự kinh ngạc vì bị lôi kéo vào vụ ”tin vịt” này và nói rằng ký giả tờ báo đó điện thoại xin phỏng vấn ông về bệnh ung thư óc một cách tổng quát, ông không ngờ những câu trả lời phỏng vấn của ông được đăng liền với tin nói ĐGH bị ung thư óc như thể để minh chứng cho cái tin này. Bác sĩ Maira nói rằng mình bị ”ký giả đánh lừa”.
 
 Cha Lombardi kể lại sự kiện trên đây để cho thấy bối cảnh tin đó được tạo nên thế nào (Tổng hợp 21-10-2015)
 
G. Trần Đức Anh, O.P

Có ít nghị phụ ủng hộ cho người ly dị tái hôn rước lễ nói chung

Add Comment


VATICAN. Trong cuộc họp báo hôm 19-10-2015 tại Phòng báo chí Tòa Thánh, Đức Cha Mark Benedict Coleridge, cho biết có ít nghị phụ ủng hộ cho người ly dị tái hôn rước lễ nói chung.
 
Đức Cha Coleridge là TGM giáo phận Brisbane, Australia. Ngài nói: ”Tôi không nhớ có bài phát biểu nào trong đó một nghị phụ minh thị yêu cầu Giáo Hội cho những người ly dị tái hôn được rước lễ, nhưng có một số nghị phụ thỉnh cầu ĐTC có một cử chỉ thương xót trong Năm Thánh”.
 
 Đức TGM Coleridge cũng thú nhận rằng ngài biết có bao nhiêu phần trăm các nghị phụ ủng hộ hay chống việc cho các cặp ly dị tái hôn rước lễ, nhưng ý tưởng chấp nhận tổng quát cho các cặp này rước lễ có lẽ đang suy giảm, trái lại nảy sinh đề nghị xin ĐTC can thiệp về vấn đề này trong Năm Thánh”.


 Trong khi đó, hôm 19-10-2015, ĐHY Walter Kasper, người Đức, nguyên chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, tuyên bố rằng ”Tôi hy vọng một sự cởi mở của đa số các nghị phụ ủng hộ việc cho các cặp ly dị tái hôn được rước lễ, kèm theo một tiến trình hội nhập trong các giáo xứ và Giáo Hội”.


 Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của HĐGM Italia, ĐHY nói: ”Những người ly dị tái hôn cũng là con cái Thiên Chúa, họ cũng cần được bánh sự sống.. Thánh Thể không phải dành cho những người tuyệt hảo, nhưng là cho người có tội và tất cả chúng ta đều là người tội lỗi” (Apic 19-10-2015)
 
 Mặt khác, ĐHY George Pell, Chủ tịch sở kinh tế của Tòa Thánh, chống lại chủ trương để cho mỗi HĐGM quyết định về việc cho những cặp ly dị tái hôn được rước lễ.
 
 Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Le Figaro (Người thợ cạo) số ra ngày 19-10-2015 tại Pháp, ĐHY Pell người Australia nói: ”Giáo Hội không thể nói với 2 người ở trong cùng một hoàn cảnh: với người ở Ba Lan thì nói rằng người ly dị tái hôn mà rước lễ thì mắc tội phạm thánh, còn với người ở Đức thì nói: rước lễ như thế là một nguồn ơn thánh. Nước Đức và Ba Lan là hai nước láng giềng”. Quả thực có 2 thứ thần học khác nhau, nhưng chỉ có một đạo lý duy nhất.
 
 Nhiều nghị phụ tại Thượng HĐGM hiện nay kêu gọi dành cho HĐGM địa phương nhiều thẩm quyền hơn và ĐTC Phanxicô cũng tuyên bố theo chiều hướng này hôm thứ bẩy 17-10-2015 trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng HĐGM. Tuy nhiên, biện pháp cụ thể trong vấn đề này thế nào, người ta không biết.
 
 Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Pell cũng cho biết đề nghị cho người ly dị tái hôn được rước lễ trong từng trường hợp cũng không được đa số các nghị phụ ủng hộ. Trong số 248 nghị phụ đăng ký phát biểu trong Thượng HĐGM, chỉ có 20 vị ủng hộ giải pháp vừa nói.
 
 Ngoài ra, ĐHY Pell hy vọng từ Thượng HĐGM sẽ có một sự minh bạch hơn về thần học. Ngài nói: ”Chúng tôi chứng kiến một khuynh hướng thần học thứ 3 giữa hai chiều hướng của các vị người Đức: một quan điểm theo ĐHY Kasper, và một quan điểm theo Đức Ratzinger. Tôi hy vọng vào cuối Thượng HĐGM này sẽ có một sự minh bạch hơn (KNA 19-10-2015)
 
 
 
 G. Trần Đức Anh OP

ĐTC Phanxicô phong 4 vị thánh vào Chúa nhật 18-10-2015

Add Comment


Quảng trường thánh phêrô đã sẵn sàng, với hình ảnh của bốn chân phước sẽ trở thành thánh nhân trong thánh lễ Chủ nhật ngày 18-10-2015.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự và tuyên bố họ như những vị thánh đó là: một cặp vợ chồng, một linh mục người Ý, và một nữ tu người Tây Ban Nha.
 
Vị linh mục người Ý là Vincenzo Grossi, đấng sáng lập tu hội chị em Tiểu muội. Ông sinh năm 1845 tại Cremona và qua đời năm 1917. Cha thành lập tu hội vào năm 1895 là dành để rao giảng Tin Mừng cho người trẻ và trẻ em. Tu hội có cộng đoàn ở Ý, Argentina, và Ecuador. Grossi được phong chân phước cách đây 40 năm.
 
Mẹ María de la Purisima de la Cruz là bề trên tổng quyền của Các Sơ Dòng Thánh Giá. Dòng được thành lập để giúp đỡ những người nghèo nhất. Sơ sinh ở Madrid vào năm 1926 và qua đời năm 1998. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI phê chuẩn phong chân phước cho sơ trong năm 2010.
 
Cặp vợ chồng là cha mẹ của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, ông Louis Martin và bà Celia Guerin. Trong năm 2009, họ được tuyên phong chân phước. Họ sẽ là cặp vợ chồng đầu tiên được phong thánh cùng nhau trong các lễ phong thánh tương tự. Và họ sẽ trở nên những vị thánh trong kỳ Thượng Hội Đồng về gia đình, để đánh dấu tầm quan trọng của người cha, người mẹ trong việc truyền giao đức tin cho con cái mình.

Dòng Tên

Vòng đàm phán thứ hai Trung Quốc-Vatican tại Bắc Kinh

Add Comment


Vòng đàm phán thứ hai Trưng Quốc-Vatican đã được tổ chức từ 11 tháng 10 tại Bắc Kinh. Cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh một cuộc đàn áp tôn giáo quy mô lớn đang diễn ra ở Trung Quốc, trong đó nhà cầm quyền trung ương tìm cách thúc đẩy chính sách "Trung Hoa hóa" về tôn giáo ở nước này. Nhà nước tìm cách hạn chế, nếu không thể loại bỏ hoàn toàn, những ảnh hưởng từ bên ngoài.


Các báo cáo từ tỉnh Tứ Xuyên cho biết nhà cầm quyền Trung quốc đã buộc các linh mục phải viết một “bản tự kiểm” giải thích về sự hiểu biết của các ngài đối với chính sách Trung Hoa hóa và làm thế nào để vận dụng chính sách này trong các hoạt động mục vụ của họ.
 
Phái đoàn Vatican đã rời Trung Quốc hôm 14 tháng 10. Không có thông tin chính thức về những gì đã được thảo luận và những người tham gia trong vòng đàm phán này. Tuy nhiên, báo chí tại Hương Cảng cho biết phiá Trung quốc có các giới chức ngoại giao và cục tôn giáo vụ Trung quốc.
 
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã từng tham dự cuộc đàm phán vòng thứ nhất tại Trung Quốc vào năm 2009 khi ngài còn là thứ trưởng ngoại giao của Vatican.
 
Lý Thúy Dung