Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Vẻ đẹp độc đáo của Nhà thờ Giáo xứ Bác Trạch - Giáo Phận Thái Bình

Vẻ đẹp độc đáo của Nhà thờ Giáo xứ Bác Trạch - Giáo Phận Thái Bình

Add Comment
Nhà thờ Giáo xứ Bác Trạch nay được đổi tên thành Đền Thánh kính Lòng Thương Xót Chúa tọa lạc tại Thôn Bác Trạch – Xã Vân Trường - Huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình – Giáo phận Thái Bình.


Nhà thờ Bác Trạch thuộc xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Linh mục Chánh xứ Bác Trạch  là cha Aug. Nguyễn Quang Huy.
 
 Hạt giống Tin Mừng được gieo vào đất Bác Trạch năm 1735 dưới thời vua Lê – chúa Trịnh.
 
 Bác Trạch là giáo xứ lớn nhất Giáo phận Thái Bình với 6.541 nhân danh ( thống kê 2011).
 

Tân  Thánh đường được xây dựng với thời gian 7 năm (13/10/2006 -13/10/2013) và là nhà thờ thứ 6 trong lịch sử giáo xứ Bác Trạch.
 

Nhà thờ Bác Trạch có chiều dài:  92,5m; chiều rộng: 32m, tháp chuông cao: 61m, tum đầu cao: 57m.
 

Tổng kinh phí xây dựng nhà thờ Bác Trạch là: 58, 6 tỉ đồng. Vật liệu xây dựng nhà thờ Bác Trạch: 46 vạn gạch, 351 tấn sắt, 527 tấn vôi, 2.859 tấn xi măng, 15 m3 gỗ lim, 1000 m2  đá các loại, khoảng 1000 m2 sơn trong ngoài, 122 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ các loại. 
 
2 tháp chuông treo bộ chuông gồm 6 quả. Trong đó, quả chuông lớn nhất có trọng lượng là 3 tấn. 
 
Đồng hồ treo ở tiền sảnh nhà thờ có đường kính 4 m.
 
Nhà thờ có gần 100 bức tượng, phù điều và tranh vẽ, cùng với hàng trăm bức tranh vẽ in trên kính; gần chục bộ cửa đại với những hình ảnh các thánh sống động và 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp.
 
Ngoài sự đồ sộ, lộng lẫy, nguy nga nhà thờ Bác Trạch được trang trí với những đường nét hoa văn rất tỉ mỉ và cầu kì từ cánh hoa hay đường chỉ nhỏ nhất. | Báo Công Giáo
 







Với quy mô và tầm vóc của mình, nhà thờ Bác Trạch là một trong số những giáo đường lớn  nhất tại Việt Nam.
Nguồn tin: Sưu Tầm
LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ TÂN THÀNH HẠT TRÀ LỒNG

LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ TÂN THÀNH HẠT TRÀ LỒNG

Add Comment
Hôm nay vào lúc 9 giờ 00, ngày 29/03/2017, Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn, làm phép bàn thờ và nhà thờ Tân Thành.

Về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn hôm nay có sự hiện diện khoảng 70 quý Cha, quý tu sĩ, cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài Giáo phận.
LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ TÂN THÀNH HẠT TRÀ LỒNG

 Đúng 9 giờ 00 đoàn đồng tế bắt đầu tiến vào nhà thờ trong niềm hân hoan giữa tiếng kèn vang. Trước khi Thánh lễ bắt đầu, mọi người được nghe đôi nét về sự hình thành và phát triển của họ đạo.
LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ TÂN THÀNH HẠT TRÀ LỒNG - Ảnh minh hoạ 2

Bước vào Thánh lễ, Đức cha đã có lời chào và chúc mừng tới tất cả mọi người đang hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay.  Chúng ta tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các gia đình, các vị ân nhân còn sống cũng như đã qua đời đã góp công góp của để xây dựng ngôi nhà thờ mới này. Sau đó Đức cha dâng ngôi nhà thờ mới cho Thiên Chúa qua các lời nguyện và việc rẩy nước thánh.
LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ TÂN THÀNH HẠT TRÀ LỒNG - Ảnh minh hoạ 3

 Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức cha đã nêu lên ý nghĩa của việc tạ ơn Thiên Chúa trong việc xây dựng ngôi nhà thờ. Ngôi nhà thờ được xây dựng cho Thiên Chúa, nhưng đúng hơn là cho chúng ta. Nhà thờ được xây dựng để Thiên Chúa đến và ở giữa chúng ta. Bên cạnh đó, Đức cha cũng nhấn mạnh đến ngôi đền thờ thiêng liêng trong tâm hồn mà mỗi người phải xây dựng nó hàng ngày thậm chí suốt cả cuộc đời. Đặc biệt, đến nhà thờ để tham dự Thánh lễ vào mỗi ngày chúa nhật.
LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ TÂN THÀNH HẠT TRÀ LỒNG - Ảnh minh hoạ 4

Trước khi kết thúc thánh lễ, một vị đại diện họ đạo đã bày tỏ lòng tri ân tới Đức cha, quí cha đồng tế, cũng như toàn thể cộng đoàn đã tới hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho họ đạo. Và để có được thành quả như ngày hôm nay, họ đạo cũng không quên nói lời cảm ơn tới những người bằng cách này hay cách khác đã đã góp công, góp của để có được ngôi nhà thờ khang trang này.
LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ TÂN THÀNH HẠT TRÀ LỒNG - Ảnh minh hoạ 5

Ước mong rằng niềm vui của ngày lễ tạ ơn hôm nay là động lực thúc đẩy để Họ đạo Tân Thành ngày một vững mạnh trong đức tin, triển nở trong đức ái và biết giới thiệu Chúa cho những anh chị em xung quanh.

Gia Ân
Tác giả bài viết: Nguồn tin: GP Cần Thơ
Làm phép nhà sinh hoạt cho Cộng đoàn Con Đức Mẹ Bình Nguyên

Làm phép nhà sinh hoạt cho Cộng đoàn Con Đức Mẹ Bình Nguyên

Add Comment
Cộng đoàn Con Đức Mẹ Bình Nguyên - Địa chỉ: ấp Bình Nguyên 1, xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, ngay sau nhà thờ Bình Nguyên, thuộc hạt Củ Chi, Giáo phận Phú Cường.

Năm 1973, quý dì tiên khởi đến phục vụ nơi đây đã tín thác vào Chúa, bất chấp bao khó khăn (chiến tranh, nghèo nàn,…), để đến với tha nhân trong tinh thần mến yêu và phục vụ, nhất là những năm sau chiến tranh.

Năm 1995, Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Chánh xứ Giáo xứ Thala, đã xây lại khu nhà ở và nhà nuôi dạy trẻ em, cũng là nơi sinh hoạt với giáo dân. Gần 20 năm sau, những khu nhà này đã xuống cấp. Vì thế, ngày 08/12/2014, ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, dì M. Tomothee đã đồng ý tiến hành  xây dựng mới toàn bộ khu nhà trên nền cũ. Được sự trợ giúp của nhiều cộng đoàn, nhiều ân nhân xa gần, công trình đã từng bước hoàn thành và giờ đây:
 
Làm phép nhà sinh hoạt cho Cộng đoàn Con Đức Mẹ Bình Nguyên - Ảnh minh hoạ 2
Vào lúc 9 giờ 30 ngày 25/3/2017, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, đã chủ sự nghi thức làm phép khu nhà ở, nhà nuôi dạy trẻ em và tượng đài Đức Mẹ.

Cùng tham dự có Cha Simon Nguyễn Văn Thu - Tổng Đại diện giáo phận, cha Phaolô Nguyễn Văn Khi - Nguyên Hạt trưởng hạt Củ Chi, cha Phaolô Trần Hữu Phúc - Chánh xứ Giáo xứ Bình Nguyên và 10 cha khách, cùng đông đảo quý dì thuộc Hội dòng Con Đức Mẹ, quý cộng đoàn lân cận và khoảng 400 bà con giáo dân.
 
Làm phép nhà sinh hoạt cho Cộng đoàn Con Đức Mẹ Bình Nguyên - Ảnh minh hoạ 3
Sau nghi thức làm phép, cộng đoàn tiến ra nhà thờ để dâng lễ tạ ơn.

Mở đầu thánh lễ, Đức cha Giuse có lời đến với cộng đoàn: Mừng trọng thể lễ Truyền Tin hôm nay, chúng ta chúc tụng vinh quang Mẹ, vì lời xin vâng của Mẹ đã được thực hiện. Quả vậy, sau bao nhiêu năm, nhiều biến cố diễn ra, Đức Maria vẫn một lòng tín thác nơi Thiên Chúa. Nhiều đau thương cả thể xác lẫn tinh thần, Mẹ đã  gánh chịu không một lời than van, quyết cho Lời Chúa mau được thực hiện hầu mang lại ơn cứu chuộc cho muôn loài. Chúng ta cũng cầu xin Mẹ cho chúng ta, đặc biệt cho cộng đoàn Con Đức Mẹ Bình Nguyên được luôn tín thác như Mẹ để mọi công trình của Thiên Chúa được vinh quang.
 
Làm phép nhà sinh hoạt cho Cộng đoàn Con Đức Mẹ Bình Nguyên - Ảnh minh hoạ 4
Thánh lễ diễn ra trong thời tiết nắng nóng, nhưng mọi người cảm thấy  lời “xin vâng” của Đức Maria đã làm mát dịu thân xác tâm hồn, vì thế mọi người rất sốt sáng nghiêm trang. Trước khi nhận phép lành cuối lễ, dì phụ trách cộng đoàn đã có lời cảm ơn Đức cha Giuse, cha Tổng Đại diện, cha xứ Bình Nguyên, quý cha, quý tu sĩ và bà con giáo dân đã cầu nguyện và giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần để cho công trình được hoàn thành.

Thánh lễ kết thúc trong tình hiệp thông và sau đó mọi người cùng chung vui bữa cơm gia đình thân mật.

Tôma Đỗ Lộc Sơn - Truyền thông giáo phận
Tác giả bài viết: Nguồn tin: GP Phú Cường
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm

Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm

Add Comment
Lúc 9g30, thứ Ba, 28-3-2017 tại Nhà thờ Chính Tòa. Quý thày được lãnh chức hôm nay đã hoàn thành chương trình học tại Đại chủng viện thánh Giu-se Hà Nội và Xuân Lộc, cùng với 1 thày hoàn thành chương trình học tại Rôma

“Có lẽ đã từ lâu lắm rồi, trong ký ức của nhiều người trong giáo phận, đây là lần đầu tiên chúng ta tham dự thánh lễ Phong chức cho nhiều tiến chức nhất”.
 

Trên đây là nhận định của Đức Cha giáo phận trong Thánh lễ phong chức Phó tế do ngài chủ sự, được cử hành vào lúc 9g30, thứ Ba, 28-3-2017 tại Nhà thờ Chính Tòa. Quý thày được lãnh chức hôm nay đã hoàn thành chương trình học tại Đại chủng viện thánh Giu-se Hà Nội và Xuân Lộc, cùng với 1 thày hoàn thành chương trình học tại Rôma, đó là:

1. Phaolô Trần Văn Ân, thuộc xứ Quyết Bình
2. Gioan Baotixita Nguyễn Văn Điềm, thuộc xứ Phúc Nhạc
3. Phêrô Đinh Văn Luyện, thuộc xứ Văn Hải
4. Giuse Phạm Văn Minh, thuộc xứ Như Tân
5. Phêrô Lê Văn Nhuận, thuộc xứ La Vân
6. Rôcô Nguyễn Văn Phương, thuộc xứ Tùng Thiện
7. Phaolô Nguyễn Văn Thành, thuộc xứ Tân Khẩn
8. Phaolô Đinh Công Trung, thuộc xứ Tam Châu
9. Antôn Trần Văn Tuấn, thuộc xứ Thuần Hậu
10. Phêrô Nguyễn Quang Vinh, thuộc xứ Cồn Thoi
11. Giuse Trần Văn Vịnh, thuộc xứ Hòa Lạc
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm
Đồng  tế trong Thánh lễ hôm nay với Đức Cha có Cha Tổng Đại Diện, quý cha giáo Đại chủng viện, quý cha trưởng hạt, và quý cha trong và ngoài giáo phận. Đến tham dự Thánh lễ có quý thân nhân và ân nhân của các tiến chức, quý khách, quý nam nữ tu sĩ và quý chủng sinh.

Đúng 9g30, trong giai điệu bài thánh ca nhập lễ “Từ Ngàn Xưa” của linh mục nhạc sĩ Kim Long, các tiến chức cùng các phó tế và đoàn đồng tế được rước vào Nhà thờ qua cửa chính, và tiến lên cung thánh.

Đầu lễ, Đức Cha giáo phận ngỏ lời chào mừng cộng đoàn phụng vụ, đồng thời nêu lên những ý nghĩa đặc biệt của Thánh lễ trọng thể hôm nay. Trước hết, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng với ngài tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho gia đình Giáo phận có thêm những người dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng, phục vụ trong cánh đồng của Giáo phận. Đức Cha nhìn nhận“Có lẽ đã từ lâu lắm rồi, trong ký ức của nhiều người trong giáo phận, đây là lần đầu tiên chúng ta tham dự thánh lễ Phong chức cho nhiều tiến chức nhất”.

Và ngài nhấn mạnh, đây không chỉ là Thánh lễ trao ban sứ vụ mà thôi, nhưng điều chính yếu và quan trọng, đó là Thánh lễ mà mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận qui tụ cầu nguyện cách đặc biệt cho các tân chức. Vì hơn ai hết, các thày sẽ lãnh chức hôm nay cần ơn thánh của Chúa để được Chúa biến đổi, được mang lấy tâm tình của Chúa Giêsu Mục Tử, và để chu toàn sứ vụ. “Xin cho tâm hồn các thày trở nên trong trắng, mềm mại để Chúa Thánh Thần biến đổi các thày xứng đáng lãnh nhận thiên chức”.


Nghi thức phong chức Phó tế được diễn ra với 3 phần:

1- Nghi thức Tuyển Chọn
2- Nghi thức Bí Tích
3- Nghi thức Diễn Nghĩa
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm - Ảnh minh hoạ 2
Ngay sau bài Tin Mừng, các tiến chức được xướng danh và tiến ra trước bàn thờ.

Sau khi tuyên bố chính thức tuyển chọn các tiến chức, Đức Giám mục huấn dụ cộng đoàn, cách riêng là các tiến chức về ý nghĩa của thánh lễ truyền chức hôm nay, đặc biệt là sứ vụ Phó tế mà quý thầy sẽ thi hành. Noi gương Đức Kitô Mục Tử, “Đấng đã đến để phục vụ”, các thày phải có tâm hồn khiêm nhường thực sự, trong đời sống phục vụ phải trong sạch và vô vị lợi; đồng thời từ nay, mẹ Giáo Hội đòi buộc các thày tự nguyện sống độc thân trong sạch suốt đời và nhiệm vụ đọc kinh Nhật tụng hàng ngày để các thày“thong dong không bị ràng buộc và dành trọn thời giờ cho đời sống phục vụ các linh hồn”...
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm - Ảnh minh hoạ 3
Các tiến chức nghe Đức Giám mục huấn dụ

Nghi thức phong chức được tiếp diễn với việc các tiến chức công khai nói lên quyết tâm của mình trong việc: Gìn giữ mầu nhiệm đức tin, nhiệt thành thực thi thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái, giữ sự độc thân, gia tăng tinh thần cầu nguyện và không ngừng sống theo mẫu gương Đức Giêsu Kitô. Các tiến chức cũng đã hứa vâng phục Đức Giám Mục giáo phận và những người kế vị ngài.
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm - Ảnh minh hoạ 4
Tiếp đến, các ứng viên nằm phủ phục trên nền cung thánh trong lúc ca đoàn hát kinh Cầu Các Thánh.
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm - Ảnh minh hoạ 5
Đức Giám mục đặt tay trên đầu các tiến chức và đọc lời nguyện phong chức; đây là Nghi thức chính yếu của Thánh lễ phong chức.
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm - Ảnh minh hoạ 6
Đức Giám mục đọc lời nguyện phong chức
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm - Ảnh minh hoạ 7
Cuối cùng là nghi thức Diễn Nghĩa với việc trao dây chéo, trao sách Phúc Âm, và Đức Giám Mục trao hôn chúc bình an cho các tân chức.
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm - Ảnh minh hoạ 8
Nghi thức phong chức kết thúc, Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể như thường lệ. Hai tân chức Phó tế được cử tiến lên phụ giúp Đức giám mục tại bàn thờ. Sau lời nguyện hiệp lễ, thầy Gioan B. Nguyễn Văn Điền đại diện các tân chức bày tỏ lòng tri ân cảm tạ tới quý Đức Cha, quý cha, thân nhân, quý ân nhân và cộng đoàn đã đào tạo, hướng dẫn, nâng đỡ, cầu nguyện cho quý thầy trong suốt những năm tháng qua.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, một lần nữa, Đức Cha chúc mừng quý ông bà cố, các thân nhân của các tân chức. Và đó cũng là niềm vui của toàn Giáo Hội, cách riêng cho Giáo phận Phát Diệm. Ngài cũng xin mọi người tiếp tục nâng đỡ, cầu nguyện cho các thày. Và ngài nhắc lại: Đây không phải là ngày quý thày được “thăng quan tiến chức” nhưng là ngày quý thày “đi xuống” để với “tinh thần tôi tớ”, các thày mang hết khả năng và sức lực phục vụ mọi người. Cùng với ơn Chúa, các thày dấn thân tiến đến chức thánh được là nhờ được nuôi dưỡng đời sống đạo đức từ chính các gia đình đạo đức, thánh thiện. Vì thế, qua Thánh lễ hôm nay, ngài cũng nhắn nhủ các gia đình Công giáo sống tốt, sống đạo đức và nêu gương cho con cái, để Giáo Hội có những người con tốt lành và sống thánh.

Sau thánh lễ, các tân chức chụp hình lưu niệm với Đức Cha, quý cha đồng tế, và với thân nhân, bạn hữu.
Giáo hội có thêm 11 Phó tế tại giáo phận Phát Diệm - Ảnh minh hoạ 9
Bài: Tạ Hiến
Hình: Mạnh Hảo
Tác giả bài viết: Nguồn tin: GP Phát Diệm

Chuyện tình ca sĩ Cẩm Vân và Đức Mẹ La Mã Bến Tre

Add Comment


Sáng nay, 25 tháng 10, ngày thật đẹp trời nhẹ nắng, đoàn con cái của Mẹ từ nhiều nơi về hành hương 
kính Mẹ tại trung tâm La Mã Bến Tre. Đông nhất phải nói là con cái của Mẹ đến từ đoàn Legio Mariae Hòa Hưng. Và, đặc biệt hơn nữa trong đoàn hành hương hôm nay chúng tôi nhận thấy có gia đình ca sĩ Cẩm Vân – Khắc Triệu.

          Dù trục trặt là xe của gia đình ca sĩ Cẩm Vân “được” công an giao thông Bến Tre hỏi thăm “sức khỏe” nhưng gia đình ca sĩ vẫn hiện diện với đoàn trong ngày hành hương hôm nay.

          Trước khi biết sự xuất hiện khác thường này của Cẩm Vân, chúng tôi nhận thấy hình ảnh của nhạc sĩ Khắc Triệu vì anh khá quen thuộc trên màn ảnh TV. Sau khi thấy anh, hỏi thăm ca sĩ Cẩm Như thì được biết có cả gia đình của ca sĩ Cẩm Vân đi hành hương kính Mẹ hôm nay.

          Gia đình ca sĩ Cẩm Vân hết sức bình dị dùng cơm trưa tại trung tâm hành hương La Mã Bến Tre với đoàn hành hương. Có lẽ sự bình dị cũng khó nghĩ ra bởi lẽ sau này chúng tôi hỏi thăm mới biết gia đình ca sĩ không phải là người Công Giáo.

          Giờ ăn kết thúc, chúng tôi đến chào thăm hỏi ca sĩ cũng như hỏi về sự hiện diện của chị và gia đình trong ngày hôm nay tại trung tâm hành hương La Mã Bến Tre.

          Nụ cười thân thiện cũng như cung cách khá bình dân của cô ca sĩ quen thuộc với nhiều người và đầy dấu ấn với ca khúc “Bài ca không quên” đã hút nhiều người. Những người đứng quanh đó thấy chị đều không bỏ lỡ cơ hội “chớp” một tấm hình với chị làm kỷ niệm ngày gặp nhau này.

          Một chút thân tình, chị Cẩm Vân chia sẻ với chúng tôi là gia đình của chị “nghe” Đức Mẹ La Mã Bến Tre và rồi gia đình chị khấn xin Mẹ ơn lành. Điều ngạc nhiên với chị và nhiều người đó là Đức Mẹ La Mã Bến Tre đã nhận lời nguyện xin của gia đình chị để rồi ngày hôm nay chị đến đây để tạ ơn Đức Mẹ.


          Phải ghi nhận đến công lao của cô ca sĩ Cẩm Như cũng như của đoàn Legio giáo xứ Hòa Hưng – giáo phận Sài Gòn (cha Giuse Phạm Bá Lãm – chánh xứ). Chính vì sự nhiệt tình rủ rê mà cô Cẩm Như đã rủ nhiều bạn bè trong đó có gia đình ca sĩ Cẩm Vân đến với Mẹ.
 
          Tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ La Mã Bến Tre đã không để ai về tay không khi đến với Mẹ.
 
          Trước khi chia tay với gia đình ca sĩ Cẩm Vân, cha phụ tá đã kịp chuyển đến gia đình chị Cẩm Vân ít dầu dừa gọi là “cây nhà lá vườn” cũng như là quà của Mẹ La Mã Bến Tre. Vẫn ước mong ơn lành của Mẹ La Mã Bến Tre không chỉ tuôn đổ xuống với gia đình ca sĩ Cẩm Vân nhưng đến với tất cả những ai kêu cầu đến Maria : Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre.

Người La Mã

Bí ẩn những ngôi mộ trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Add Comment


TTO - Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có sức chứa 1.200 người, có 20 bàn thờ lớn nhỏ và đặc biệt nền nhà thờ là một nghĩa địa lớn với ngôi mộ của giám mục Colombert nằm ở vòm phía cuối nhà thờ.

 
 
                        
 
Nghe đọc bài: Bí ẩn những ngôi mộ trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Bên trong nhà thờ Đức Bà - Ảnh: Nguyễn Công Thành
Bên trong nhà thờ Đức Bà - Ảnh: Nguyễn Công Thành
Sau khi chọn được đồ án xây dựng, chính quyền tổ chức đấu thầu xây dựng và kiến trúc sư J.Bourad, người đã có đồ án được chọn, cũng là người trúng thầu.
Vật liệu mang từ Pháp
Ngày 7-10-1877, lễ đặt viên đá đầu tiên nhà thờ Đức Bà Sài Gòn do giám mục Isidore Colombert chủ trì dưới sự chứng kiến của phó soái Nam kỳ và các nhân vật tai mắt của Sài Gòn, diễn ra rất long trọng.
Vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, loại gạch nung có màu đỏ được đặt làm tại Marseille để xây bọc bên ngoài không cần tô nhưng vẫn không bám rêu mốc, đến nay vẫn còn tươi màu.
Chúng tôi đã từng lên tận bên trên laphông nhà thờ để xem xét và đọc thấy những dòng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France trên một số miếng ngói. Những dòng chữ này xác nhận nguồn gốc các miếng ngói của nhà thờ được sản xuất tại Pháp.
Sau ba năm xây dựng, ngày 11-4-1880 dưới sự chứng kiến của Thống đốc Nam kỳ dân sự Le Myre de Vilers, giám mục Colombert đã khánh thành nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với tên nhà thờ Nhà nước do toàn bộ chi phí xây dựng và trang trí nội thất đều do chính quyền Pháp tài trợ.
Chi phí xây dựng là 2,5 triệu quan Pháp, tương đương 500.000 đồng Đông Dương thời bấy giờ. 
Bên trong nhà thờ trên tầng lửng ngay cửa nhà thờ bước vào có một cây đại phong cầm rất lớn nhưng đã hư hỏng.
Thay vào đó, năm 2005 nhân kỷ niệm 125 năm khánh thành nhà thờ Đức Bà, có người đã dâng cho nhà thờ một cây đàn ống khác (website hdgmvietnam.org).
Nền nhà thờ là một nghĩa địa
Nhà thờ có sức chứa 1.200 người, có 20 bàn thờ lớn nhỏ và đặc biệt nền nhà thờ là một nghĩa địa lớn với ngôi mộ của giám mục Colombert nằm ở vòm phía cuối nhà thờ.
Những bia mộ bên trong nhà thờ Đức Bà - Ảnh: Nguyễn Công Thành
Những bia mộ bên trong nhà thờ Đức Bà - Ảnh: Nguyễn Công Thành
Cùng với hai ngôi mộ khác, mộ của giám mục Colombert nằm dưới nền nhà thờ, có lót một bia lớn bằng phẳng với nền nhà thờ ghi tên họ người nằm dưới mộ.
Ở phương Tây, nền của nhà thờ thường là những hầm mộ chôn cất những người “có công” với nhà thờ.
Ở nước ta, do địa thế và thời tiết nên không thể có những hầm mộ như thế mà dùng cách chôn! Theo hiểu biết của chúng tôi, hầu hết nhà thờ đều là những nghĩa địa.
Nơi đó chôn cất những linh mục phụ trách và những người có công với nhà thờ. Riêng hàng giám mục thì được chôn cất ở những nhà thờ lớn trong giáo phận họ từng phụ trách.
Giới Công giáo ở Sài Gòn cũng có một nghĩa địa riêng tại giáo xứ Chí Hòa, trên đường Bành Văn Trân.
Nơi đây chôn cất những tu sĩ, linh mục đã hưu trí. Riêng giám mục Trần Thanh Khâm, giám mục phụ tá đầu tiên của Giáo phận Sài Gòn, mất năm 1976, là giám mục duy nhất được chôn trong nghĩa địa này do thời ấy chính quyền chưa cho phép chôn trong nhà thờ theo nghi lễ tôn giáo.
Không rõ đến nay ngôi mộ của ông vẫn còn hay đã bốc đi.
Hai tháp chuông tách rời
Thuở ấy, sau khi xây dựng xong, nhà thờ Nhà nước chưa có tháp chuông như hiện nay. Mãi đến năm 1895, kiến trúc sư Gardès mới vẽ và xây dựng thêm hai tháp chuông.
Nhìn từ ngoài vào dễ tưởng rằng hai tháp chuông gắn liền với nhà thờ nhưng thực tế hai tháp chuông này lại là công trình hoàn toàn tách rời với khu nhà.
Chuông nhà thờ Đức Bà - Ảnh: Nguyễn Công Thành
Chuông nhà thờ Đức Bà - Ảnh: Nguyễn Công Thành
Bộ chuông gồm 6 cái được đặt làm từ năm 1879 tại Pháp. Tháp bên phải có hai chuông mang nốt la và do. Và bốn chuông ở tháp bên trái có các nốt sol, si, mi, re.
Tổng sức nặng của bộ chuông là 30 tấn và ba chuông nặng nhất là sol 8.475kg, si nặng 3.150kg và re nặng 2.194kg.
Bộ chuông nhà thờ Nhà nước được khởi động bằng điện ngay từ đầu, riêng ba chuông lớn trước khi bật rờle điện phải khởi động bằng sức người (đạp).
Nếu cả bộ chuông cùng đến tiếng thì phạm vi tiếng vang là 10km. Sau hơn một thế kỷ sử dụng, mép chuông, nơi trái chuông đánh vào, lõm độ 1/5cm, theo ước đoán của chúng tôi khi rờ vào.

Tất cả đèn trong nhà thờ đều là đèn điện được thiết kế ngay từ khi xây dựng, không dùng đèn cầy. Trên nóc nhà thờ có cây thánh giá ngang 2m, cao 3,5m, nặng 600kg.
Sau khi xây dựng xong, nhà thờ Nhà nước đứng một mình, xung quanh chưa có công trình xây dựng nào, trừ câu lạc bộ thể thao dành cho sĩ quan Pháp nằm chếch ở phía sau (nay là UBND quận 1). 
Phía trước nhà thờ cũng không dựng tượng hoặc xây dựng vườn hoa.  Vậy khu vực trước nhà thờ Đức Bà khi ấy là gì? Bức tượng trước nhà thờ Đức Bà được xây dựng khi nào?
Mời bạn xem tiếp bài tiếp: Tên gọi nhà thờ Đức Bà từ bức tượng Đức mẹ Hòa Bình

TRẦN NHẬT VY
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20151023/bi-an-nhung-ngoi-mo-ben-trong-nha-tho-duc-ba-sai-gon/988681.html