Hiển thị các bài đăng có nhãn Giải đáp thắc mắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giải đáp thắc mắc. Hiển thị tất cả bài đăng

Giải thích khoa học về Phép lạ tại Fatima

Add Comment



 
Tôi luôn ngạc nhiên về những gì người ta sẽ tin để tránh tin vào Thiên Chúa. Phép lạ Mặt Trời Múa (Miracle of the Dancing Sun) tại Fatima được 70.000 người chứng kiến ngày 13-10-1917 thường xuyên được nhắc tới. Nhưng nhiều người vẫn cố gắng giải thích khác về thị kiến Mặt Trời Múa tại một thời điểm được báo trước.
 
Hàng năm, tôi vẫn truy cập internet để xem những cách giải thích mới về phép lạ này. Và tôi luôn ngạc nhiên người ta vẫn cố giải tích. Đây là vài các giải thích mới khoa học nhất về Fatima.
Hiện nay, những người thế tục đã có rất nhiều cách giải thích tại sao chúng ta không nên tin vào mắt mình. Đây là các lý do gây ngạc nhiên (một số mới và vui nhộn bất ngờ) mà họ đưa ra để chúng ta không nên tin có điều đặc biệt đã xảy ra tại Bồ Đào Nha vào ngày đặc biệt đó.
 
1. Bụi bình lưu. Steuart Campbell, viết cho báo “Journal of Meteorology” (Khí tượng học) năm 1989, nói rằng một đám bụi bình lưu (stratospheric dust) làm thay đổi bề ngoài của mặt trời khiến nó dễ nhìn thẳng vào, đồng thời khiến nó có vẻ như màu vàng, xanh dương, tím và xoay. Để ủng hộ lý thuyết của mình, ông Campbell cho biết rằng mặt trời xanh và đỏ đã xuất hiện tại Trung quốc năm 1983. Hiện nay, sự thật là điều này đã xảy ra theo định kỳ không làm rối lý thuyết này và tôi chắc vậy.
 
2. Không phải ai cũng thấy. Đây là điều trái ngược của lý thuyết mà một số người ở Trung quốc cũng nhìn thấy nhưng tính kiên định và khoa học không có gì để xử lý với nhau khi cố gắng bác bỏ một phép lạ. Một số nhà thiên văn tranh luận rằng mặt trời múa trên trời không được tường trình cho cả thế giới biết, cho nên có thể điều này không hề xảy ra. Như vậy, mặt trời múa là một sự kiện thuộc vùng miền, vậy là bác bỏ sự kiện đó. Người ta thấy ở Trung quốc và bác bỏ điều đó. Dù sao thì nếu đó là sự kiện thuộc vùng miền cũng không nên chấp nhận điều gì đó khác thường xảy ra.
 
3. Hội chứng Giêrusalem. Đây là mục mới. Nhưng hay hay (goodie). Đầu tiên được một tâm lý gia người Israel xác định hồi thập niên 1930 là Hội chứng Giêrusalem (Jerusalem Syndrome), mô tả các triệu chứng tâm thần kết hợp với Thánh Địa (Holy Land) và đối với các dạng suy nghĩ hão huyền (delusionary thinking). Nhưng được thừa nhận đó không thực sự phải là người ở Giêrusalem mới bị các ảo giác quy mô tự yêu mình (narcissistic grandiose delusions) như 3 trẻ thị kiến. Thật vậy, thử nghĩ xem ai bị như vậy. Adolf Hitler. Người ta đã so sánh Hitler với Luxia, Giaxinta và Phanxicô. Dĩ nhiên, ngày nay nếu ba trẻ có bị Hội chứng Giêrusalem thì cũng không thể giải thích được làm sao mà 70.000 người bị bắt quả tang bị hội chứng đó. Con người là một hội chứng lây nhiễm (contagious syndrome). Có lẽ bạn nghĩ chúng tôi đã nghe nói về điều đó trước.
 
4. Tri giác ngoại cảm! Lisa Schwebel cho rằng sự kiện đó là một trường hợp siêu nhiên (supernatural) nhưng không là phép lạ (non-miraculous) của tri giác ngoại cảm (Extra-Sensory Perception – ESP). Schwebel chú thích rằng hiện tượng mặt trời ở Fatima không là duy nhất – đã có vài trường hợp tụ tập rất đông trong những dịp xuất hiện ánh sáng lạ trên trời. Thật vậy? Điều đó có thể nhờ sự giúp đỡ của các hóa đơn điện của nhà thờ. Hãy giữ những người tin và bất ngờ như chúng ta thấy ánh sáng kỳ lạ.
 
5. Mặt trời ảo. Không biết điều này xuất hiện nhưng đáng nghe. Joe Nickell, một người đa nghi và điều tra các hiện tượng huyền bí (paranormal phenomena), cho rằng nơi xảy ra hiện tượng ở góc phương vị sai (wrong azimuth) và nâng lên thành mặt trời. Ông cho rằng nguyên nhân có thể là sao băng (meteo) hoặc mặt trời ảo (parhelion, mock-sun), hoặc một hiện tượng quang học khí quyển (sundog – an atmospheric optical phenomenon) kết hợp với sự phản xạ/khúc xạ (reflection/refraction) của ánh nắng bằng nhiều tinh thể nước đá nhỏ làm thành những đám mây ti (cirrus, cirrostratus). Tuy nhiên, hiện tượng quang học khí quyển là một hiện tượng tĩnh tại (stationary phenomenon), và sẽ không giải thích hiện tượng “mặt trời múa”. Vì thế Nickell giải thích thêm về hiện tượng này có thể nằm trong dạng méo mó màng tạm thời (temporary retinal distortion), gây ra bởi việc nổi bật ở ánh sáng mạnh và/hoặc hệ quả của việc phóng nhanh tầm nhìn tới nhìn lui và để tránh nhìn thẳng một chỗ (như vậy là kết hợp với hình ảnh, dư ảnh và chuyển động). Do đó người ta lắc đầu và nghĩ rằng mặt trời giả đang múa chăng? Còn 70.000 người kia thì sao? Điều này không là lý thuyết bụi bình lưu khiến mặt trời dễ nhìn thẳng vào hôm đó?
 
6. Lý thuyết ảo giác Thánh lễ (Mass hallucination theory). Bạn biết điều đó xảy ra. Một tác giả nói rằng đám đông có thể đang hy vọng thấy các dấu hiệu nào đó ở mặt trời nên họ muốn thấy điều họ thấy. (Vì điều đó luôn luôn xảy ra). Nhưng McClure quên giải thích về những người đứng xa vài dặm, họ không nghĩ sự kiện đó xảy ra vào lúc đó, hoặc bất ngờ quần áo sũng nước mưa của người ta bỗng dưng khô.
 
7. Vật thể bay không xác định (UFO – Unidentified Flying Object). Người ta tranh luận rằng hiện tượng Fatima là một mánh khóe lạ (alien craft). Dĩ nhiên, hoặc là mánh khóe ngẫu nhiên xảy ra hôm đó mà ba trẻ nói là phép lạ hoặc là sự hiện ra là công việc của những người mặc áo xanh. Điều này nghe chừng thực tế hơn cách giải thích của giáo hội? Đó là những người theo chủ nghĩa duy lý?
 
8. Bão mặt trời. Một sự phát khối vòng (coronal mass ejection – CME) khổng lồ đã xảy ra. Cứ 11 năm thì mặt trời lại đi qua chu kỷ bão mặt trời (solar storms) và các cơn bão này xuất hiện với chúng ta nhiều thế kỷ trong lịch sử đã ghi nhận. Các tia lửa mặt trời phát ra các phân tử với tốc độ cao gây ra Ánh sáng Bắc phương (Aurora Borealis). Vì chúng ta biết Ánh sáng Bắc phương nhìn chính xác như mặt trời múa. Hoặc là không như vậy.
 
9. Áp lực đồng đẳng. Bạn nghĩ áp lực đồng đẳng (peer pressure) chỉ có ở các học sinh trrung học bắt các học sinh trung học khác làm những điều ngớ ngẩn. Nhưng trong trường hợp này, ba trẻ gây áp lực đồng đẳng với hàng ngàn người lớn phải tin là họ thấy mặt trời múa. 70.000 người cơ mà. Đó là áp lực đồng đẳng khá mạnh đối với những người thấy mặt trời múa từ xa 20 dặm. Áp lực đồng đẳng xa. Thật ấn tượng.
 
10. Sự phát triển. Đây là cách nói của Viện Vật lý (Institute of Physics) tại ĐH Công giáo Louvain (Catholic Univeristy of Louvain). Sự phát triển cung cấp cho chúng ta “hiệu ứng mù mờ phóng to thu nhỏ” (zoom and loom effect). Nó có chiều hướng xuất hiện khi người ta thấy một vật ở khoảng xa bất định. Lúc đó não sẽ cân nhắc tính khả dĩ mà nó có thể đến gần hơn để não thể hiện việc phóng ảnh ảo giác (illusory mental zoom), lúc đó kích cỡ thật của vật tăng thêm nhiều. Điều này được coi là kết quả của sự phát triển làm cho người ta sợ bị ăn bởi một vật có răng lớn đang đến gần. Như vậy não phóng to nó thành việc làm bạn sợ.
 
Nhưng khi bạn nhận thấy mình không gặp nguy hiểm, não sẽ trả nó về như cũ. Vậy là mặt trời múa. Lạ thật. 70.000 nghĩ Mặt Trời là một dã thú đến ăn thịt họ và khi nhận thấy Mặt Trời không có răng thì họ “thu nhỏ” như chính nó. Không ai trong số họ đã từng thấy mặt trời? Họ có chạy marathon như những người thích khảo sát hang động (spelunkers) khi tỉnh giấc sau những năm ở dưới hầm? Thôi đi!
 
11. Những người có đạo thực sự ngu xuẩn. Đây là cách nói mới từ nơi có tên là Khả nghi Phép lạ (Miracle Skeptic) thể hiện phong trào vô thần ngày nay mà cho rằng những người có đạo hoàn toàn ngu xuẩn. Việc đề nghị, sự đa cảm và tưởng tượng về phép lạ không thể bị đánh giá thấp. Luxia có thể làm cho nhiều người ở trong tình trạng đầy cảm xúc để tưởng tượng ra mình thấy mặt trới quay cuồng.
 
Người ta nghĩ quần áo mình khô một cách kỳ lạ. Họ không phải nhận ra rằng họ không bị ướt hoặc không nhận thấy rằng họ khô, cho thấy loại tâm thần mà nhiều người ở trong tình trạng đó. Họ không biết mình ướt? Luxia có kêu gọi 70.000 người ngu xuẩn nhất thế giới đến Fatima? Họ không biết mình không ướt và họ sẽ tin cách tưởng tượng của mình về việc mặt trời múa chăng?
Sau khi nghe các khoa học gia giải thích, đức tin của tôi không hề lay chuyển. Còn đức tin của bạn thế nào?
 

MATTHEW ARCHBOLD (NCREGISTER.COM)

 

TRẦM THIÊN THU (CHUYỂN NGỮ)

Đã đăng báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 345, tháng 5-2015.
Dòng Chúa Cứu Thế phát hành tại Hoa Kỳ.

Lịch Sử và Ý nghĩa Tràng chuỗi Mân Côi .

Add Comment


Tràng chuỗi Mân côi hẳn là không xa lạ gì với người Công Giáo Việt Nam. Ngay từ thưở lọt lòng, mỗi người tín hữu đã được nghe những lời kinh bên nôi từ người mẹ, của Bà nội, bà ngọai. Điều này không phải là ngày xửa ngày xưa, nhưng là hiện tại. Dù ngày nay, nhiều bà mẹ trẻ trẻ ít nhiều xao lãng việc lần chuỗi, nhưng những lời kinh: Kinh Lạy Cha, Kinh kính mừng, Kinh sáng danh không một người mẹ nào không thuộc nằm lòng khi dâng con cho Thiên Chúa, phó thác con mình cho Đức Mẹ, ca ngợi Ba Ngôi Thiên Chúa sau khi con được lãnh nhận Bí tích thanh tẩy, mẹ đưa con đến trước tòa Đức Mẹ nơi thánh đường. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng hiểu về nguồn gốc kinh Mân côi và tràng chuỗi Mân côi. Nhân Tháng Mân côi, chúng ta tìm hiểu về lời kinh mà theo Lịch sử Giáo hội kể lại, chính Đức Maria đã trao chuỗi Mân Côi cho Thánh ĐaMinh (1170-1221) và cũng qua các tu sĩ Dòng Anh em Thuyết giáo mà tràng chuỗi Mân Côi được giữ gìn và phát triển qua các thế hệ.


Nguồn gốc căn bản của Chuỗi Mân Côi là từ những lời cầu nguyện của sách Thánh Vịnh trong Kinh Thánh. Cha Frederick M. Jelly thuộc Dòng Đaminh đã viết trong cuốn “Thánh Mẫu Maria trong thuyền thống của Giáo Hội công giáo” rằng: “Ngay từ rất sớm, Giáo Hội đã đón nhận các Thánh Vịnh như là một phần tài sản người Do Thái kếthừa, Thánh Vịnh là lời thổ lộ từ đáy lòng của họ trong các nghi lễ và lời cầu nguyện hàng ngày. Để thực hành cầu nguyện người ta thay 150 lời Kinh “Lạy Cha chúng con” thay vì bằng 150 Thánh Vịnh như thời Trung Cổ, và chính vì điều này đã phát xuất việc sùng bái Chuỗi Mân Côi. Để giữ cách đếm các kinh đọc, người ta kết vào một sợi dây với những tràng hạt, và điều này dần dần trở thành Tràng Chuỗi Mân Côi” .

Từ rất sớm, mỗi 150 Kinh Lạy Cha, người ta bắt đầu thêm vào những lời cầu nguyện ngắn về Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nhằm tạo nên sự nối kết giữa đọc kinh và nguyện gẫm về mầu nhiệm của đức tin. Sau đó, họ thay thế những đoạn suy gẫm ngắn gọn, thứ tự về Chúa Giêsu và Mẹ Maria từ việc Truyền Tin cho đến Phục Sinh của Đức Giêsu và sự kiện Đức Mẹ lên trời.

Theo Cha Jelly, thì trong 15 thế kỷ đầu các Đan sĩ Dòng Thánh Bruno và anh em Dòng Đaminh đã giúp phổ biến việc sùng bái bằng nối kết 50 Kinh Kính Mừng với 50 câu về Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Đây là nguồn gốc của lời Kinh Mân Côi mà chúng ta có ngày nay. Từ chuỗi 50 là tâm điểm của việc suy gẫm nên được gọi là Vườn Hoa Hồng (Rose Garden). Hoa Hồng là biểu tượng của niềm vui, được ưu tiên cho Mẹ Maria, và Chuỗi Mân Côi đã quy vào việc kể lại trong 50 Kinh Kinh Mừng. Những mầu nhiệm này được dựa trên biến cố cuộc sống của Chúa Giêsu đã được viết ra trong sách Kinh Thánh. Bằng cách suy niệm này giúp cho những người không biết chữ cũng có thể hiểu được những câu chuyện trong  Kinh Thánh.

Năm 1569, Đức Thánh Cha Pio V, công bố Huân dụ Consueverent Romani Pontifices. Kêu gọi dân Chúa siêng năng lần Chuỗi Mân Côi. Thánh Giáo Hoàng Pio V về mặt hình thức đã xác minh cách cầu nguyện Chuỗi Mân Côi và được phổ biến qua các thế kỷ với 15 mầu nhiệm, Vui, Thương và Mừng mà chúng ta biết như hôm nay. Ngài đã góp phần làm cho việc cầu nguyện này thêm bền vững bằng sự dứt khoát nối kết suy niệm trên cuộc sống của Chúa Giêsu đến cầu nguyện với Chuỗi Mân Côi. Từ đó, nhiều vị Giáo Hoàng đã nhiệt tình chú tâm đến Chuỗi Mân Côi, đáng chú ý nhất là Đức Thánh Cha Leo XIII, Gioan XXIII, và Phaolô VI.

Ngày 16 tháng 11 năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã làm ngạc nhiên thế giới với việc gợi ý tài liệu mới về Chuỗi Mân Côi,Rosarium Virginis Mariae. Đức Thánh Cha Gioan Phalo II đề nghị 5 mầu nhiệm mới là “Năm Sự Sáng” để suy niệm. Ngài nói: “Tôi tin, tôi mang ra s đy đ và sâu sc Kitô Hc ca Chui Mân Côi, Năm SSáng phù hp đ thêm vào truyn thng kiu mu”. Năm Sự Sáng được phất xuất từ câu lời Chúa: “Bao lâu Thy còn  thế gian, Thy là ánh sáng thế gian” (Ga, 9, 5) với nội dung như sau :

NĂM SỰ SÁNG:
Thứ nhất thì ngắm:
    
Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Gio-đan.
    Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Thứ hai thì ngắm:
    Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana.
    Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.
Thứ ba thì ngắm:
    
Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối.
    Ta hãy xin cho được ơn cải sửa tâm hồn.
Thứ tư thì ngắm:
    Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor.
    Ta hãy xin cho được luôn lắng nghe Lời Người.
Thứ năm thì ngắm:
    
Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể.
    Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Người.

                 Ngày hôm nay, Chuỗi Mân Côi gồm 4 Mầu nhiệm: Vui, Mừng, Thương và Sáng. Mỗi mầu nhiệm gồm 50 kinh, mỗi mầu nhiệm được chỉ định cho những ngày trong tuần. Đó là cách thức để dân Chúa làm ngày Thánh và nhớ lại cuộc sống của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, những hình ảnh khiêm nhường luôn luôn ngự giữa chúng ta khi chúng ta cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi. Cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi là phương thế dễ dàng cho mọi người tín hữu gặp gỡ Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Maria:”Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa trời cầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử” . Năng lần chuỗi Mân côi, chắc chắn chúng ta sẽ được Mẹ cầu thay, nguyện giúp lúc này, suốt cuộc đời và giờ phút lìa đời vậy .

                                                                                                                                     Fx Đỗ Công Minh.
                                                                                                                        ( Tham khảo tài liệu Hội Mân Côi )

Sống Đạo có cần học Đạo?

Add Comment
Hồi nhỏ, có lần sau khi tham dự Thánh Lễ về, tôi hí hửng khoe với cả nhà một phát hiện mới của mình. Đó là hôm nay cha xứ quên đọc Kinh Tin Kính. Nghe xong, bố tôi hỏi lại:



– Con biết hôm nay là lễ gì không? 
– Dạ, con không biết. Tôi bối rối… Hôm nay là lễ ngày thường như bao nhiêu ngày khác. 
– Đấy, đúng là theo Đạo mà chẳng biết gì, lại còn làm bộ khoe. Kinh Tin Kính chỉ đọc trong Lễ Chúa Nhật, Lễ Trọng, và một số ngày Lễ đặc biệt thôi.

Tôi đỏ mặt ngượng quá! Nhưng thôi, bố dạy thì ráng nghe. À, bố nói cũng đúng mà! Nhưng cụt hứng đột ngột quá!

Đó là lần đầu tiên, do nếp sống Đạo và truyền thống mà tôi phát minh một điều “nhầm lẫn”; nhưng đó cũng là lần đầu tôi mơ hồ hiểu được tầm quan trọng của Kinh Tin Kính.

Khi lớn hơn, hiểu hơn, có lần nhớ lại câu chuyện hồi nhỏ, tôi tự hỏi: nếu Kinh Tin Kính quan trọng như thế, mà trong Thánh Lễ hằng ngày lại không đọc, thế thì quan trọng ở chỗ nào? À, mà nếu Lễ nào cũng đọc thì có dài quá không? Tôi không biết, cũng chẳng hỏi ai.

Thời gian trôi qua, lần kia trong Thánh Lễ nọ, tôi chợt nhận được lời đáp khi nghe cha chủ tế và cộng đoàn đọc:

“Đây là mầu nhiệm đức Tin: Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến.”

Tôi bấm chắc trong lòng: Đây đúng là bản thu gọn của Kinh Tin Kính. Nếu gặp bố lúc ấy, có lẽ tôi vững dạ mà khoe với bố về phát hiện “khó mà nhầm” này.

Tuổi thơ đơn sơ cũng qua, tôi dần nhận thấy, để sống Đạo tử tế cần học Đạo đàng hoàng. Không chỉ học theo trường lớp, mà còn học qua Thánh Lễ, qua cầu nguyện, qua đời sống hàng ngày. Chúa vẫn dạy, mà chẳng biết người có nghe!

Tuổi trẻ, tôi thấy người ta học cũng nhiều thứ, nhưng ít người để tâm học Đạo. Người ta không loại trừ chính tôi. Tôi lại tự hỏi: sống Đạo cần học Đạo, còn học Đạo thì có sống Đạo không?

Tập tục, truyền thống vẫn có đó, nhưng linh hồn của tập tục và truyền thống ở nơi đâu? Tôi vẫn đang đi tìm để hiểu, để yêu, để theo Lời mà tôi tuyên xưng“Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến” có nghĩa là gì trong cuộc đời tôi.

Chúa ơi! Xin cho con nhìn thấy Ngài chịu chết, Ngài sống lại, Ngài đang đến trong đời con. Amen.


(Vinhsơn Vũ Tứ Quyết, S.J., dongten.net 12.10.2015)

Một thai nhi chưa được sinh ra nhưng có trái tim sống có được coi là con người không?

Add Comment
Câu hỏi đặt ra vì một video đã được tung lên mạng, quay cảnh một thai nhi bị giết trong khi tim còn nhịp đập và chân còn đang đạp và những kẻ phá thai đang bàn nhau xem làm sao có thể giữ được bộ não của thai nhi để làm thí nghiệm. Cũng trong video này, người ta còn nghe được những cuộc đàm thoại về việc buôn bán, giá cả của những cơ phận thai nhi.


Đây là một câu hỏi, một sự thật làm nhức nhối trái tim bao người!

 
Cơ sở phá thai lớn nhất Hoa Kỳ với cái tên khá đẹp, gọi là Kế Hoạch Hóa Gia Đình ( Planned Parenthood) đã đối xử với những thai nhi chưa được sinh ra, không như đối xử với con người dù thai nhi ấy có trái tim sống đang đập, có lá gan đang hoạt động, có chân tay đang cựa quậy. Họ đã nhẫn tâm lôi thai nhi ra khỏi cung lòng người mẹ của chúng. Chúng ta cứ tưởng tượng ra hình ảnh là thai nhi đang sống, đang thở, đang lớn trong cung lòng mẹ của mình, bỗng dưng người ta đưa những vật nhọn chọc vào mắt, vào đầu, vào tim em và rồi lôi em ra ngoài, kết thúc cuộc đời của em ngay từ khi em chưa được phúc để chào đời. Em không tự bảo vệ mình được và cũng chẳng có ai xót thương để đứng ra bảo vệ em!
 
Người sáng lập ra cơ sở Kế Hoạch Hóa Gia Đình, Margaret Sanger (1879-1966) đã viết trong cuốn tự truyện của bà ta rằng “Việc phá thai trong bất cứ giai đoạn nào cũng là lấy đi một cuộc sống con người.” Nhưng vẫn chủ trương thực hiện phá thai vì bà ta lý luận rằng, để cứu bà mẹ nên phải hy sinh đứa con, hay người mẹ có quyền quyết định trên thân xác mình, rồi quyền phụ nữ… vân vân.
 
Việc thành hình cơ sở này manh nha vào năm 1916, khi Sanger mở cơ sở ngừa thai tại Brooklyn, New York. Đến năm 1922, bà ta cùng với Hội Ngừa Thai Hoa Kỳ đưa ra lý do ngừa thai vì dân số thế giới tăng, nạn đói trên thế giới…và năm 1923, Sanger mở Cơ Sở Nghiên Cứu Ngừa Thai ở Manhattan.
 
Đến năm 1942, một liên minh gồm Hội Ngừa Thai Hoa Kỳ và Cơ Sở Nghiên Cứu Ngừa Thai của Sanger ra đời với cái tên khá hấp dẫn “ Kế Hoạch Hóa Gia Đình.” Từ đó đến nay hàng triệu vụ phá thai đã được thực hiện tại cơ sở này!
 
Mới đây, Cecile Richards là đương kim chủ tịch của cơ sở Kế Hoạch Hóa Gia Đình Hoa Kỳ đã tuyên bố với các phóng viên rằng “ Cơ sở của bà và những chi nhánh của nó trên toàn nước Mỹ rất hãnh diện là đã thực hiện được hằng triệu vụ phá thai.”
 
Chúng ta vẫn còn nhớ ngày đầu tiên Đức Giáo Hoàng viếng thăm Hoa Kỳ thì cũng là ngày mà Thượng Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chống lại Luật Bảo Vệ Trẻ Chưa Sinh.
 
Còn bà Nancy Pelosi, dân biểu đảng Dân Chủ tiểu bang California, xưng mình là người Công Giáo, khi được phóng viên CNSNews.com hỏi rằng theo bà thì “thai nhi 20 tuần trong bụng mẹ có được coi là con người không?”
 
Bà không trả lời ngay vào câu hỏi, có hay không, nhưng bà đi vòng vòng. Bà cho biết bà là một bà mẹ có 5 đứa con, rằng bà là người Công Giáo, rằng bà biết thế nào là sinh con, là đau đẻ và bà còn nói bà biết về việc có con nhiều hơn Đức Giáo Hoàng.
 
Cuối cùng thì bà nói rằng “việc phá thai là tùy vào người phụ nữ, tùy vào lương tâm, thượng đế, bác sĩ, số phận, sự sống còn mà người phụ nữ quyết định. Luật pháp phải dành cho người phụ nữ quyền chọn lựa.”
 
Vào sáng thứ Tư tuần này, dân biểu Cộng Hòa tiểu bang Arizona, Matt Salmon, đã trả lời câu hỏi trên rằng một thai nhi chưa được sinh ra mà có trái tim người thì dĩ nhiên thai nhi là một con người.
 
Ông còn nói thêm là trong trái tim và tâm trí của đa số người Mỹ thì câu trả lời cũng sẽ là thai nhi chưa sinh ra được coi là con người. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta có một luật tiêu chuẩn kép tại Hoa Kỳ. Nếu một người phạm tội giết chết một người phụ nữ đang mang thai, người ấy sẽ bị truy tố về hai vụ giết người.
 
Ông nói tiếp : “Khi vợ chồng tôi đến thăm khu vực khủng bố 9/11 (Ground Zero), tôi thấy tên của các nạn nhân được viết trên tường và chúng tôi đọc được tên của một người phụ nữ và ‘đứa con chưa sinh của bà.’viết ngay bên cạnh.
 
“Thật là đạo đức giả. Ý tôi muốn nói là đất nước chúng ta cho rằng thai nhi là một cuộc sống thì kẻ giết thai nhi là kẻ giết người hay tên khủng bố ( dù người đó còn trong bụng mẹ). Vậy các bác sĩ phá thai thì sao, không giết người à?”
 
Khi phóng viên của CNSNews.com hỏi dân biểu Salmon là ông có dự định gì trong việc cắt tiền trợ cấp của Liên Bang cho cơ sở “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”. Ông đã trả lời:
 
“Tôi theo đuổi kế hoạch mà tôi đã có, đó là: Tôi sẽ không ủng hộ bất cứ việc hỗ trợ tài chánh nào cho cơ sở Kế Hoạch Hóa Gia Đình, bất cứ dự án nào. Tôi đã bỏ phiếu chống “ giải pháp tạm thời” và nếu có điều luật nào nhằm hỗ trợ tài chánh cho cái cơ sở này thì tôi sẽ bỏ phiếu chống điều luật đó.
 
“Về cơ bản, tôi sẽ không bỏ phiếu cho cái gì đó mà tôi tin là đa số người dân Mỹ thấy là nó đáng trách.
 
“Không phải chỉ là vấn đề chi tiêu tiền bạc, các cơ sở như Kế Hoạch Hóa Gia Đình có thể dùng tiền, như bạn biết đấy, có đến hằng trăm triệu, chúng ta cung cấp cho họ để dùng vào việc phá thai. Hiện nay chúng ta còn thấy rằng họ đang bị cáo buộc bán các cơ phận trẻ em. Không bao giờ tôi lại bỏ phiều cho việc tài trợ này, không bao giờ”
 
Lưỡng Viện Quốc hội Hoa Kỳ vừa mới bỏ phiếu chấp nhận việc tiếp tục giải ngân cho chính phủ đến ngày 11 tháng 12, điều đó có nghĩa là cho phép quỹ liên bang tiếp tục tài trợ cho cơ sở Kế Hoạch Hóa Gia Đình.
 
Theo như bản báo cáo hằng năm mới đây, cơ sở Kế Hoạch Hóa Gia Đình đã thực hiện 327,653 vụ phá thai trong tài khóa 2013. Cơ sở này đã nhận được $528.4 triệu Mỹ Kim từ quỹ tài trợ của chính phủ và tiền bồi hoàn trong năm kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm 2014. Số tiền đó tương đương 41 phần trăm doanh thu của cơ sở này.
 
Khi chúng ta nhìn nhận mình chỉ là tạo vật do Thiên Chúa hay Đấng Tạo Hóa tạo nên thì mới vượt qua được những toan tính thấp hèn, những lợi lộc cá nhân phe nhóm, mà khẳng định rằng “ một thai nhi chưa sinh ra nhưng có trái tim sống thì hiển nhiên là một con người. Và như thế kẻ nào làm phương hại đến mạng sống của con người ấy, hay vin vào bất cứ lý lẽ nào để tiêu diệt con người chưa sinh ra ấy đều là những kẻ sát nhân, những tội phạm hình sự.
 
(Giuse Thẩm Nguyễn, VCN 11.10.2015/ cnsnews.com và sưu tầm
)

Năm Thánh Lòng Thương Xót – Những thông tin cần biết

Add Comment



Năm Thánh Lòng Thương Xót
 
– Những thông tin cần biết –

 
 
WHĐ (09.10.2015) – Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo hội Công giáo sẽ khai mạc vào ngày 8-12-2015, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
 
Trong Thư mục vụ gửi Công đồng Dân Chúa ngày 17/9/2015, sau Hội nghị thường niên kỳ II/2015 họp tại Toà Giám mục Xuân Lộc, các giám mục Việt Nam nhắc lại rằng Năm Thánh Lòng Thương Xót này trùng với “Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội” của Giáo hội tại Việt Nam (2016) và kêu gọi các tín hữu sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích Giao hoà, tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau, đồng thời biết quan tâm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội và những ai đang đau khổ về tinh thần cũng như thể xác. Mỗi người Công giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.
 
Để giúp chuẩn bị bước vào Năm Thánh Lòng Thương xót –còn đúng hai tháng nữa sẽ khai mạc– Văn phòng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam đã biên soạn “Những thông tin cần biết” sau đây.
 
***
 
Ngày 1-7-2015, Đức hồng y Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Tân Phúc-Âm-hóa, đã gửi đến các Giáo hội địa phương tập sách hướng dẫn việc cử hành Năm Thánh. Chúng tôi xin lược tóm những thông tin cần biết để các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân tham khảo.
 
Tông sắc Dung mạo lòng thương xót (Misericordiae Vultus)
 
Ngày 13-3-2015, nhân kỷ niệm hai năm được bầu làm Đấng kế vị Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã loan báo Năm Thánh ngoại thường. Ngày 11-4-2015, ngài ban hành tông sắc Dung mạo lòng thương xót, công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót, kéo dài từ ngày 8-12-2015, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, đến ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kitô, Vua vũ trụ. Tông sắc thực sự là một tổng hợp thần học về lòng thương xót, đồng thời trình bày hướng đi của Năm Thánh. Lòng thương xót không phải là một từ ngữ trừu tượng, nhưng là từ ngữ diễn tả dung nhan Thiên Chúa cũng như đời sống và hành động của Chúa Giêsu, đồng thời là phương cách thể hiện tính khả tín của Giáo Hội.
 
Về việc tổ chức Năm Thánh, Đức Giáo hoàng nhấn mạnh rằng Năm Thánh cần được cử hành trước hết trong từng giáo phận như cơ hội thuận lợi để canh tân đời sống mục vụ. Phải quan tâm đặc biệt đến chiều kích thiêng liêng của Năm Thánh, cũng như sự nhất quán giữa việc loan báo Tin Mừng và đời sống của những người mang danh Kitô hữu.
 
Cửa Thương Xót
 
Trong Năm Thánh, Đức Giáo hoàng Phanxicô yêu cầu mỗi giáo phận mở Cửa Thương Xót, giúp các tín hữu cảm nghiệm được lòng thương xót của Cha trên trời. Ngài viết: “Vào Chúa nhật III Mùa Vọng, tôi tuyên bố rằng trong mọi Giáo hội địa phương, tại Nhà thờ chính tòa – nhà thờ mẹ của các tín hữu trong miền đó – hoặc, thay vào đó là nhà thờ đồng-chính-tòa hay một nhà thờ khác có ý nghĩa đặc biệt, Cửa Thương Xót sẽ được mở trong suốt Năm Thánh. Theo sự khôn ngoan của đấng bản quyền, cũng có thể mở một cửa như thế tại đền thánh nào có đông khách hành hương lui tới” (Tông sắc Dung mạo lòng thương xót, số 3).
 
Về nghi thức mở và đóng Cửa Thương Xót, cũng như về những điều kiện lãnh nhận ơn toàn xá trong Năm Thánh, xin tham khảo tại địa chỉ trang web www.im.va
 

Khẩu hiệu và logo Năm Thánh
 
Khẩu hiệu và logo Năm Thánh đi chung với nhau, cung cấp một tổng hợp nội dung Năm Thánh.
 
Khẩu hiệu Thương xót như Chúa Cha (x. Lc 6,36) là lời mời gọi sống lòng thương xót theo gương Cha trên trời, dạy chúng ta đừng xét đoán và kết án, nhưng hãy tha thứ và yêu thương vô giới hạn (x. Lc 6,37-38).
 
Logo là công trình của linh mục dòng Tên, cha Marko I. Rupnik. Tự nó, logo là một tổng luận thần học về lòng thương xót. Thật vậy, logo trình bày một hình ảnh rất thân quen với Giáo Hội sơ khai, nghĩa là trình bày tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã đưa mầu nhiệm Nhập thể (hai bản tính, thiên tính và nhân tính) đến chỗ hoàn thành bằng ơn cứu chuộc (những dấu đinh trên hai tay và hai chân). Đấng chăn chiên lành đã chạm đến xác thịt nhân loại cách sâu xa và tràn đầy tình yêu đến nỗi mang lại sự thay đổi tận gốc. Người đã mang nhân loại trên vai Người với tất cả lòng thương xót, cặp mắt của Đấng chăn chiên lành và cặp mắt của Adam trở nên một, để Chúa Kitô nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Adam và Adam nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Chúa Kitô. Nơi Chúa Kitô, Adam mới, mọi người nam nữ đều khám phá nhân tính của chính mình và tương lai sẽ đến, khi chiêm ngắm tình yêu của Chúa Cha qua cặp mắt của Chúa Kitô.
 
Nền của hình ảnh trên là ba hình bầu dục đồng tâm, càng đi ra bên ngoài thì mầu sắc càng nhạt đi, diễn tả hành động của Chúa Kitô đưa nhân loại ra khỏi đêm tối của tội lỗi và sự chết. Ngược lại, khi nhìn từ ngoài vào, chiều sâu của mảng màu tối lại diễn tả tính khôn dò của tình yêu Thiên Chúa, Đấng tha thứ tất cả.
 
Những vấn đề liên quan đến việc sử dụng logo
 
Hội đồng Tòa Thánh về Tân Phúc-Âm-hóa giữ bản quyền về việc sử dụng logo trong Năm Thánh. Hội đồng cho phép các tổ chức trong Giáo Hội Công giáo sử dụng logo với mục đích mục vụ, nhưng không cho phép làm thương mại.
 
Không được phép thay đổi logo, cho dù lấy lý do phải thích nghi với văn hóa địa phương. Tuy nhiên, được phép dịch câu khẩu hiệu từ tiếng La tinh Misericordes sicut Pater, vốn là thành phần gắn liền với logo. Các giáo phận muốn dịch khẩu hiệu trên sang ngôn ngữ khác, xin vui lòng liên hệ với Ban Tổ chức qua địa chỉ email: info@im.va để cung cấp cho Ban Tổ chức biết cách đánh vần chính xác khẩu hiệu trong ngôn ngữ của mình. Sau đó, Ban Tổ chức sẽ lo việc đưa câu khẩu hiệu đã được dịch vào logo và gửi lại cho giáo phận đó. Theo đó, tất cả các câu khẩu hiệu bằng các ngôn ngữ sẽ được liệt kê trên trang web của Năm Thánh.
 
Câu khẩu hiệu trong tiếng Việt: Thương xót như Chúa Cha.
 
Quy định này cũng được áp dụng cho việc chuyển ngữ Thánh thi chính thức của Năm Thánh và Kinh Năm Thánh do Đức Giáo hoàng Phanxicô soạn.
 
Kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót
 
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
 
Chúa dạy chúng con phải có lòng thương xót như Cha trên trời,
 
và ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha.
 
Xin tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa
và chúng con sẽ được cứu độ.
Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Zakêu
và thánh Matthêu khỏi ách nô lệ bạc tiền;
làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Mađalêna
không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo;
cho thánh Phêrô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa,
và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng hối cải.
 
Xin cho chúng con được nghe
những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria,
 
như thể Chúa đang nói với mỗi người chúng con:
“Nếu con nhận ra hồng ân của Thiên Chúa!”
 
Chúa chính là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình,
Đấng biểu lộ quyền năng của Ngài
trước hết bằng sự tha thứ và lòng thương xót:
 
Xin làm cho Hội Thánh
phản chiếu gương mặt hữu hình của Chúa trên trái đất này.
Chúa là Đấng phục sinh vinh hiển.
 
Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa
cũng mặc lấy sự yếu đuối
để có thể cảm thông với những người mê muội lầm lạc,
xin làm cho tất cả những ai tiếp cận với các ngài
đều cảm thấy họ đang được Thiên Chúa
quan tâm, yêu mến và thứ tha.
 
Xin sai Thần Khí Chúa đến
xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con,
để Năm Thánh Lòng Thương Xót này
trở thành năm hồng ân của Chúa cho chúng con;
và để Hội Thánh Chúa, với lòng hăng say mới,
có thể mang Tin Mừng đến cho người nghèo,
công bố sự tự do cho các tù nhân và những người bị áp bức,
trả lại ánh sáng cho kẻ mù lòa.
 
Lạy Chúa Giêsu,
nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót,
 
xin ban cho chúng con những ơn chúng con đang cầu xin.
Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha
và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
 
 
 
Đức giáo hoàng Phanxicô
 
 
 
 
Văn phòng thư ký HĐGMVN